A: BORIS IVANOV, SỐNG TẠI MOSCOW
—————————–
Ở Nga, chúng tôi có 2 từ là “Отечество” (Đất Cha) và “Родина” (Đất Mẹ), nhưng cả 2 đã tồn tại từ trước cả thời Xô Viết rất rất lâu rồi.
Năm 1797, Отечество” (Đất Cha) được hiểu là “đất nước mà chúng ta được thừa kế từ tổ tiên, là thứ gắn liền với mỗi người từ khi sinh ra”. Thời ấy Hoàng Đế Paul thích dùng từ “государство” (Nhà nước) hơn vì ông ấy có phần coi nước Nga là của riêng mình, không phải ai khác.
Rồi ông cũng đưa ra lệnh cấm dùng từ “Отечество” (Đất Cha) luôn vì phe ủng hộ Cách mạnh Pháp trong nước hay dùng từ này. Tuy vậy lệnh cấm cũng không kéo dài được lâu. Sau này lịch sử cũng ghi nhận cuộc chiến với Napoleon năm 1812 là “Отечественная война” (Cuộc chiến vì Đất Cha) (Chién tranh Vệ quốc).
“Родина” cuối thế kỉ 18 mang nghĩa khá trung lập, như kiểu“nơi/đất nước ta được sinh ra”
Sau một thời gian, cả “Отечество” (Đất Cha) và “Родина” (Đất Mẹ) đều mang nghĩa rất sát nhau nhau và có tác động mạnh về mặt cảm xúc. Liên Xô sử dụng những từ này vì nó vốn có chứ không có phát minh gì cả.
Thời Thế Chiến II, “Родина” (Đất Mẹ) trở nên phổ biến hơn vì nó quan hệ mật thiết với tình yêu nước, nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ những người mẹ, người vợ và con nhỏ. Chính cuộc chiến cũng được gọi là “Великая Отечественная война” (Chiến tranh Vệ quốc Vĩ Đại), một sự tương ứng với cuộc chiến năm 1812.
Theo: Đinh Hữu Thế Anh
*Ảnh: Tranh tuyên truyền cổ động của Liên Xô: “Tiếng gọi của Đất Mẹ”, ”Hồng quân, hãy đến cứu chúng tôi”