TẠI SAO ĐỘNG VẬT THỊT KHÔNG NGON LẠI DỄ TUYỆT CHỦNG ?

Nếu coi tiến hóa là cố gắng sinh tồn và sinh sản nhiều nhất có thể, tại sao có những loài không tự tiến hóa để khiến các con khác không muốn ăn nó?

——————————————————————–

Đây là một con chim dodo:

Trông chẳng ưa nhìn mấy nhỉ? Con chim dodo này có một đặc điểm là thịt nó có vị tệ khủng khiếp luôn. Nó dai nhanh nhách và không ai nuốt nổi dù chỉ một miếng. Ít nhất thì đó là nhận xét của những thủy thủ buộc phải ăn thịt dodo để sinh tồn khi đang trên đảo Mauritius. Họ vẫn ăn nhiều thịt chim, nhưng thứ khiến chim dodo chết dần chết mòn thực chất là đám lợn và chuột tung hoành trên đảo. Chính đám này đã mò vào tổ ăn trộm trứng chim (mấy con chim cứ thế đẻ trứng trên mặt đất, mỗi con đẻ một quả vì trên đảo không có thú ăn thịt). Rồi chim dodo tuyệt chủng vào khoảng những năm 1660.

Chim dodo đã có thể được cứu vớt khỏi nạn tuyệt chủng và tồn tại cho đến ngày nay nếu thịt nó ngon. Vì nếu các thủy thủ thấy thịt dodo ăn được, họ có thể sẽ cố bắt một vài con để nuôi lấy thịt. Khi đó, nếu những thủy thủ kiêm nông dân này phát hiện đám lợn và chuột ăn trộm trứng chim, rất có thể họ sẽ cố gắng ngăn chặn nguy cơ đàn gia cầm chưa nở đã chết, và sẽ đảm bảo đàn chim nuôi còn sống sót.

Trên thực tế, một số loài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên, chỉ còn trong điều kiện nuôi nhốt. Bạn có thể nghĩ rằng tôi đang đề cập đến một số động vật quý hiếm đang bị đe dọa nghiêm trọng trong vườn thú. Đúng là  có những loài vật như thế thật, nhưng tôi muốn nói đến một loài khác. Đây là một con bò rừng châu  u (Aurochs):

Thịt của mấy con này khá ngon, và như bạn có thể thấy từ ảnh đầu, có khả năng là ngay cả những tổ tiên sống trong hang động từ thuở sơ khai nhất của loài người cũng đã từng ăn thịt của những con bò rừng hoang này. Tất nhiên, chúng không còn tồn tại trong tự nhiên nữa, bởi con người đã săn bắt loài động vật này đến mức tuyệt chủng vào những năm 1600 ở Ba Lan (ừm…cũng đúng thời điểm mấy con dodos tuyệt chủng đấy… chả lẽ là trùng hợp?). Tổ tiên loài người thích hương vị thịt bò đến nỗi cố gắng tìm cách nhốt chúng và dự trữ thịt để ăn dần. 

Điều này lại có vẻ khó nhằn vì những con bò này to ngang quái thú, lại cao quá đầu người, nếu đặt ở thời hiện đại thì may ra chỉ có mấy con bò mộng màu xanh của lão Paul Bunyan trong bộ phim cùng tên mới cân nổi thôi. Vì vậy, tổ tiên ta đã cố bắt những con yếu nhất đàn để dễ rào chuồng nhốt chúng hơn. Cũng chính những người nông dân thuở hồng hoang này đã phát hiện ra rằng con người có thể tạo ra những đàn bò nhỏ hơn và thuần tính hơn bằng cách giết thịt những con bò to khỏe nhất và chỉ để lại những những con nhỏ sống lâu hơn để chúng đẻ thêm nhiều lứa.

Khi những cá thể bò rừng châu  u hoang dã, to lớn cuối cùng còn sót lại trong tự nhiên bị săn đuổi đến đường cùng, trên thế giới đã có một lượng khá lớn gia súc chăn nuôi theo đàn. Ngày nay, hoặc ít nhất là cho đến năm 2013, theo ước tính của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, số lượng gia súc trên toàn cầu đã đạt mốc khoảng 1,47 tỷ con!!  Điều này có nghĩa là, có vô vàn gia súc đã được thuần hóa nhờ chất lượng thịt ngon và dễ bảo quản, trong khi tổ tiên hoang dã của chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn. Bò Bison châu Mỹ (mà ở Mỹ người ta hay gọi là trâu), gần như bị săn bắt đến mức tuyệt chủng, ngoại trừ một đàn nhỏ tình cờ bị kẹt lại giữa một vườn quốc gia. Hiện nay, một số chủ trang trại đã bắt đầu nuôi các đàn bò Bison châu Mỹ, vì thịt bò Bison đang được ca ngợi là ít béo hơn, bền vững hơn, thích nghi tốt hơn với điều kiện tự nhiên ở Mỹ, đồng thời nuôi giống này cũng tốn ít nước và lương thực hơn. Cũng trong giai đoạn này, số lượng bò Bison Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ trở lại.

Tóm lại, bò rừng châu Âu và bò Bison châu Mỹ đã không đi đến kết cục của chim Dodo vì thịt nó ngon.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *