TẠI SAO ĐÔI KHI CHÚNG TA CẢM THẤY BUỒN CHẲNG RÕ VÌ LÝ DO GÌ?

Những nỗi buồn không rõ vì lý do gì hóa ra lại xuất phát từ những lý do rất thực tế và nếu tìm được ra chúng, bạn sẽ biết cách hóa giải nỗi buồn và có được cảm xúc tích cực nhất.

Liệu nỗi buồn theo kiểu dạng này có được mô tả bằng thuật ngữ khoa học không?

Cho đến nay chưa có một thuật ngữ nào được chấp nhận rộng rãi khi mô tả về cảm giác buồn bã mà không có lý do gì, mặc dù rất nhiều người, bất kể nhóm tuổi hay giới tính đều đã gặp phải.Tuy nhiên có một thuật ngữ có thể tóm gọn nỗi buồn này trong một từ, đó là Hypophrenia. Thuật ngữ này được định nghĩa là một cảm giác buồn bã mơ hồ mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Vấn đề là định nghĩa khoa học của nó là một dạng tâm thần chậm phát triển mang tính tiêu cực. Hay như trong cuốn sách Từ nước mắt tới nụ cười có nói rằng khủng hoảng của xã hội hiện đại là con người quá thường cảm thấy bơ vơ như thể vô gia cư về mặt tinh thần.

Nếu chúng ta buồn mà không có lý do, liệu có một lý do ẩn đằng sau đó mà bạn không biết?

Chúng ta thường không nhận ra rằng, trong tâm tư mỗi người thường chất chứa những trải nghiệm, cảm xúc và gánh nặng trong quá khứ. Tất cả chúng đều được giấu kín trong tiềm thức và khi bị khơi gợi lại, chúng sẽ gây ra trạng thái đau buồn. Tác giả Marianne Williamson viết ra cuốn sách Từ nước mắt tới nụ cười (tựa gốc: Tears to Triumph) để giúp mọi người vơi đi những nỗi buồn bởi những tổn thương, mất mát, nỗi thống khổ, hay sự trầm cảm là những điều mà không ai trong chúng ta muốn đón nhận, nhưng lại không thể tránh khỏi trong cuộc đời.

Bộ não của chúng ta lưu trữ rất nhiều thông tin và chúng ta không bao giờ biết khi nào một số kích thích thính giác hoặc thị giác sẽ khơi gợi các ký ức đó quay lại. Sự đau buồn mạnh tới mức nó có thể dễ dàng làm bạn mất tập trung và không còn nhớ các hoạt động mình đã làm. Nó có thể khiến bạn suy nghĩ quá mức, trở nên buồn bã, lười biếng hoặc thậm chí suy sụp và bật khóc. Điều oái oăm là trong tâm tưởng, bạn không hề nhận ra nỗi buồn đó đến từ đâu nên càng cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng rã rời hơn.

Giới tính và tuổi tác ảnh hưởng đến nỗi buồn như thế nào?

Khá thú vị khi nỗi buồn còn có thể do những thay đổi nội tiết tố gây nên. Đặc biệt ở phụ nữ khi họ trải qua chu kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh, tâm tính họ luôn thay đổi rất bất thường. Những thay đổi trong tâm trạng khiến họ luôn cảm thấy buồn. Khi điều này trở nên nghiêm trọng hơn, nó sẽ dẫn đến triệu chứng trầm cảm.

Đàn ông thường có nhiều nỗi buồn nhưng họ hiếm khi để lộ trước mọi người. Và nó có thể là nguyên nhân làm kích hoạt các chất như dopamine và serotonin khiến bạn càng dễ rơi vào trạng thái đau buồn một cách vô thức hơn.

Tuổi tác cũng là một yếu tố dẫn tới những nỗi buồn không rõ lý do. Ví dụ ở tuổi thiếu niên và tuổi già, chúng ta thường dễ trầm cảm hơn. Chỉ cần thiếu đi một sự quan tâm và chăm sóc đủ tốt, những người thuộc nhóm tuổi này sẽ dễ cảm thấy cô đơn và buồn bã hơn. Tác dụng phụ của một số loại thuốc an thần hoặc rượu, bia cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới những nỗi buồn của bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *