Tại sao đến nay vẫn không có cách điều trị bệnh dại?

(Bài viết có thể có sai sót về kiến thức)

_______________

Bệnh dại hay còn được gọi là hydrophobia (hội chứng sợ nước). Giống như tên gọi thì biểu hiện đặc trưng của bệnh là sợ nước. Đương nhiên người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như sợ gió, sợ hãi bất ổn, đổ nhiều mồ hôi, chảy dãi, co rút cơ dẫn đến các triệu chứng như co cứng cơ họng, liệt cơ. Bệnh bị truyền chủ yếu là do bị vật có virus dại cắn (đa số là chó), virus dại lây qua đường nước bọt. Sau khi chẩn đoán mắc bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Dĩ nhiên không phải tất cả những người bị chó cắn đều sẽ bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh là 15-20%. Nếu vết thương được xử lý và tiêm phòng kịp thời thì tỉ lệ tử vong sẽ giảm xuống còn khoảng 0,15%.

Virus dại là một loại virus thần kinh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua phần da bị tổn thương hoặc màng nhầy, cơ thể người sẽ xuất hiện ba giai đoạn:

  1. Giai đoạn sinh sản số lượng nhỏ trong mô.
  2. Giai đoạn xâm nhập trung ương thần kinh.
  3. Giai đoạn lây lan đến các bộ phận.

Như đã đề cập trước đó, một khi được chẩn đoán mắc bệnh dại thì tỉ lệ tử vong là 100%. Vậy tại sao không thể chữa khỏi bệnh sau khi đã mắc bệnh?

Đầu tiên, chúng ta biết rằng bệnh dại có đặc tính là bệnh gây hại lên hệ thần kinh. Một khi một người bị động vật mắc bệnh cắn (chủ yếu là chó, có thể là dơi, chồn hôi, cáo, gấu mèo). Virus dại sẽ xâm nhập qua niêm mạc hoặc phần da bị tổn thương để vào cơ thể con người. Đầu tiên virus sẽ nhân lên trong các tế bào cơ xung quanh vết thương, đây là một giai đoạn trong giai đoạn sỉnh sản số lượng nhỏ trong mô, giai đoạn này số virus được sinh ra không lớn nên có thể thoát khỏi hệ miễn dịch của cơ thể. Sau đó virus đi qua dây thần kinh ngoại biên của cơ xung quanh vết thương để đến hệ thống thần kinh, di chuyển vào hệ thống thần kinh hướng tâm để tiến vào hệ thống thần kinh trung ương (như não) tạo thành viêm não. Đây là quá trình xâm chiếm hệ thần kinh trung ương. Tiếp theo đó virus lây lan từ hệ thần kinh trung ương đến các hệ thần kinh khác, xâm nhập vào mô và các cơ quan khác (đặc biệt là tuyến nước bọt có nhiều vi khuẩn hơn các bộ phận khác). Hệ thống thần kinh như thần kinh phế vị (vagus nerve), dây thần kinh thị giác (Glossopharyngeal nerve), thần kinh Hypoglossal bị tổn thương khiến các bệnh nhân có chứng khó nuốt, hô hấp co rút. Thần kinh phế vị, thần kinh giao cảm và thần kinh tim bị tổn thương sẽ làm người bệnh rối loạn chức năng tim mạch hoặc đột tử.

(T/N: Virus gia tăng số lượng bằng cách nhân lên)

Hầu hết biểu hiện cuối cùng của bệnh nhân mắc bệnh dại đều là hôn mê, liệt hô hấp (respiratory paralysis), suy hô hấp và t.ử vong. Chúng ta đều biết rằng hệ thống thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, không thể phục hồi sau khi bị tổn thương. Vì tế bào thần kinh là các tế bào không thể tái tạo, cho nên không đã mắc bệnh dại thì không thể chữa. Cuối cùng thì vì không phục hồi được chức năng hệ thần kinh nên sẽ suy hô hấp rồi ch.ết.

Nếu bạn bị động vật cắn, đặc biệt là những vật có nguy cơ mắc bệnh dại, bạn phải làm như sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Điều trị viết thương: càng sớm càng tốt, xử lý vết thương trong 24h sau khi bị cắn (chậm nhất là 72h). Rửa sạch với nhiều nước, dùng thêm nước xà phòng hoặc sử dụng Benzyldodecyldimethylammonium bromide 1% (C21H38BrN) để rửa sạch (Nguyên mẫu: 新洁尔灭 nhưng mình không biết dịch sao nên lấy luôn tên hóa học :Đ), cố gắng nặn ra máu đen. Khử trùng bằng cồn 70% hoặc thuốc sát trùng iot, cố gắng không khâu hoặc băng bó vết thương.
  • Có thể tiêm miễn dịch tại chỗ Globulin (T/N: miễn dịch bệnh dại có tên quốc tế là Rabies immunoglobulin).
  • Cũng nhớ tiêm vaccine bệnh dại. Vaccine cần được tiêm 5 lần, tức là các ngày 0, 3, 7, 14, 28 (cho người chưa tiêm dự phòng).

Vậy nên nếu bạn vô tình bị động vật cắn,, hãy nhớ điều trị vết thương và tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt, điều này rất cần thiết!

TL;DR: Bệnh dại gây ra tử vong 100% do bệnh phá hủy tế bào thần kinh, tế bào thần kinh thì không thể tái tạo lại được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *