Tại sao đế quốc La Mã không chinh phục Ả rập?

Người La Mã thực sự đã cố gắng xâm lược Ả rập. Tuy nhiên, khốn khổ thay rằng nó đã thất bại.

Thầy dạy lịch sử của tôi đã đặt cho Ả rập cổ đại nickname “Giấc mộng xuân của đế chế La Mã” vì một lý do rất chính đáng:

Không chỉ vì Ả rập, về mặt địa chính trị nằm kẹp giữa bởi 3 lục địa lớn (Not only was Arabia squished in between three major continents) khiến khu vực này trở thành nơi giao thương chiến lược giữa nhiều đế chế khác nhau, mà còn bởi tại đây có rất nhiều vương quốc rất rất giàu có – là những con mồi ngon để cướp bóc. Có thể kể đến trong số đó như: người Nabataeans (Hiện đang sống tại lãnh thổ Syria) hay người Sabaeans (Đang định cư tại Yemen ngày nay).

Và điều thu hút nhất ở Ả rập là: Nó không được bảo vệ. Không có một vương quốc lớn mạnh nào đứng lên bảo vệ Ả rập trước khi đạo hồi xuất hiện. Thay vào đó, các quốc gia đấu đá, chia rẽ lẫn nhau. Điều này khiến cho họ dễ dàng trở thành mục tiêu của La mã, những người chỉ được phép chọn xâm chiếm từng quốc gia một.

Vì vậy, vào năm 1 TCN, Augustus đã ra lệnh cho Aeilius Gallus, thống đốc của Ai Cập (Thuộc La Mã) mang quân xuyên qua biển đỏ, xuống Ả rập và chinh phục nó. Aeilius không chỉ được Augustus giao cho 1 vạn tinh binh, mà Nabataean còn quyết định hợp sức với đội quân La mã với hy vọng bản thân sẽ tránh khỏi cuộc chinh phạt sắp tới.

Người dân La mã đều biết rằng, chắc chắn cuộc xâm lược sẽ thành công. Ý tôi là, nó phải có kết quả như thế. Một đội quân dũng mãnh như La mã sao có thể thua một nhóm người ả rập được cơ chứ?

Nhưng họ đã nhầm to. Cuộc xâm lược Ả rập đã trở thành một trong những thất bại ê chề nhất trong lịch sử của đế chế La Mã.

Trên thực tế, mọi thứ tồi tệ tới nỗi Augustus đã xóa sổ hết tất cả tài liệu về cuộc xâm lược, vì đó là một sự thất bại vô cùng thảm hại. Đây cũng là lý do tại sao các cuộc xâm lược Ả rập không được biết đến nhiều.

Sự liều lĩnh tới Ả rập đã bị dập tắt. Hàng tá tàu thuyền của La Mã bị phá hủy bởi bão cũng như đá ngầm. Bệnh tật và dịch bệnh khiến hàng trăm binh sỹ thiệt mạng trước khi họ có cơ hội chiến đấu cho La Mã. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất vẫn là thiếu hụt nhu yếu phẩm. Không ai nghĩ rằng cuộc xâm lược Ả rập sẽ kéo dài, do đó lượng nhu yếu phẩm La mã chuẩn bị chỉ dành cho quãng hành trình ngắn của họ.

Một sự thật thú vị rằng, đó không phải là một chuyến đi ngắn ngày. Thủy thủ trên tàu đã ăn hết phần lớn lương thực và chỉ trừ lại lượng rất ít dành cho cuộc xâm lược. Cơn đói và sự ngu dốt đó đã buộc họ phải dựng trại vào mùa đông, đồng thời bắt nhiều người dân địa phương để đi lính cho mình.

Cuối cùng, người La Mã cũng tới được đất Ả rập, họ được chào đón bởi Syllaios – người dẫn đường có vẻ ngoài điển trai nhưng vô cùng tinh ranh. Ông được gửi đến bởi chính nhà vua Nabataean (người Ả rập) để hỗ trợ người La mã. Người La Mã đã quá mệt mỏi để nhận ra rằng Syllaios là tay trong của Nabataean, người bí mật muốn La Mã thất bại trong cuộc chinh phục này.

Trong nhiều tuần liền, Syllaios đã dẫn người La mã rong ruổi khắp Ả rập, chỉ đánh các thị trấn địa phương để tránh người La mã nghi ngờ về thân phận thực sự của mình. Tuy nhiên, đội quân La Mã kiên cường sau khi lang thang qua những sa mạc bất tận cuối cùng cũng chiếm được thành phố Negrana.

Nhưng người La Mã không biết rằng, Syllaios đã thông báo cho nhà vua về nơi ở họ và cho rằng đã đến lúc phải có một cuộc tấn công ngay lập tức. Hàng trăm chiến binh Ả Rập đã tấn công người La Mã, khiến họ hoàn toàn bất ngờ. Không lương thực, không nhu yếu phẩm, người La Mã không có cơ hội nào có thể chống lại quân địch. Nhưng sau cùng họ vẫn thắng lợi với số lượng thương vong khá ít ỏi. Điều này một lần nữa chứng minh quân đội La Mã tinh nhuệ nhất thời bấy giờ.

Cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ hơn, Syllaios quyết định rằng đây là lúc anh cần can thiệp vào các vấn đề của đội quân La Mã một lần nữa. Khi đoàn thám hiểm La Mã đi qua bán đảo Ả rập, Syllaios khuyên họ nên tấn công vào Sabaean – thủ đô của Marib, nơi ngập tràn nước hoa và lụa.

Tuy nhiên Marib chỉ là một cái bẫy khác mà Syllaios đã giăng ra. Những thứ chờ đợi người La Mã phía trước là những tòa thành dày 6m được canh giữ bởi những binh lính giỏi nhất của Ả Rập.

Người La Mã bao vây thành phố, nhưng điều này chỉ kéo dài trong 6 ngày. Họ, những người đã bị hủy hoại tinh thần nghiêm trọng bởi bệnh tật, sự thiếu thốn nhu yếu phẩm và lương thực, và của cả sức nóng như thiêu đốt, cuối cùng đã bỏ lại một câu “Fuck it” và hủy bỏ cuộc thám hiểm của mình. Công việc của Syllaios đã hoàn thành, xong ông lại bị phản bội bởi chính đồng đội và bị người La Mã giận dữ truy sát để báo thù.

Chỉ trong vòng 2 tháng, tàn quân của đoàn thám hiểm trở về Alexandria. Thực ra, gần như toàn bộ quân đã chết vì đói, bệnh tật, say nắng hoặc kiệt sức. Chỉ có 7 người thực sự tử chiến theo Aeilius Gallus.

Sau thảm họa đó, người La Mã không bao giờ mạo hiểm vào Ả rập nữa. Vì đã làm Augustus bẽ mặt, Aeilius mất chức thống đốc Ai Cập. Sau đó chức này được giao lại cho Gaius Petronius, một chỉ huy quân sự và là bạn thân của Augustus. Syllaios được biết đến như người đàn ông đã ngăn chặn cuộc xâm lăng của La Mã và trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Ả rập. Tuy nhiên ông đã chết một cách khá đáng ngờ vào năm 9 sau CN.

Trong số 10,000 người cố gắng chiếm Ả rập. Những người sống sót được nhớ tới với cái tên “Những kẻ đại bại tại Marib” (who fucked up at Marib).

Người La Mã khi tiến vào Ả rập

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *