Một số yếu tố đã làm nên việc đó. Đầu tiên là việc các nhà phân tích quân sự phương Tây tìm kiếm bí mật thành công của chủ nghĩa Mao. Trong những năm 1950 và 1960, người ta đã tìm kiếm một cách nào đó để giải thích (và, người ta hy vọng, học cách chống lại) học thuyết quân sự Maoist. Tôn Tử được coi là một trong những nguồn lịch sử và văn hóa của Trung Hoa. Hơn thế nữa là cách mà họ thực hành các cuộc chiến tranh, và tác phẩm của ông đã đi sâu vào các cuộc thảo luận của phương Tây về các chiến thuật chống du kích và chiến tranh phi đối xứng.
Thứ hai, trong những năm 1980, với sự nổi lên của Nhật Bản như một cường quốc kinh tế toàn cầu và những thay đổi ở Trung Quốc thời hậu Mao, đã có một số quốc gia phương Tây (nghĩa là người Mỹ) đã cố gắng tìm kiếm lời giải thích cho việc đó. Bí quyết vươn lên của Châu Á là gì? Nhật Bản và Trung Quốc *đã làm * việc đó như thế nào? Ý tưởng của quyển “Binh Pháp” (Art of War) không chỉ giới hạn về quân sự hay cách thực hành cuộc chiến, mà còn là hướng dẫn về “chiến lược” (ý tưởng này trở nên nổi tiếng nhờ phim Wall Street) đã khiến hàng nghìn doanh nhân Mỹ tìm đọc Tôn Tử như là một cách để tìm kiếm “bí thuật về sự lãnh đạo”. Đây là một phần ám ảnh của phương tây về “sự thông thái vượt thời gian của Châu Á”, và “phương Đông huyền bí” theo ý nghĩ của phần lớn người Mỹ là sự sở hữu một kiến thức bí ẩn. Nên nhớ rằng Tôn Tử trở nên nổi tiếng ở Mỹ không phải trên mặt trận chiến trường mà là kinh doanh (aka thương trường) – giới tài phiệt của Mỹ bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng “số phận của cuộc chiến đã được định đoạt từ trước khi cuộc chiến đó bắt đầu”. Đã củng cố thêm truyền thống kinh doanh của người Mỹ rằng chỉ khi anh nghiên cứu tìm tòi một cách kỹ lưỡng và thái độ của anh trước khi làm một việc gì đó sẽ quyết định đến kết quả của cả một quá trình.
