Ngựa và lừa có số nhiễm sắc thể (NST) khác nhau. Cụ thể ở đây là ngựa có 64 chiếc còn lừa có 62. Trong quá trình sinh sản, số NST bị tách đôi và đứa con sẽ nhận một nửa từ bố, nửa từ mẹ để tạo thành bộ nguyên hoàn chỉnh. Ờ thì trong cuộc tình ngựa và lừa, ông đôn-nết 31, bà cho hẳn 32.
Và thế là con lai giữa ngựa và lừa a.k.a con la, có số NST bằng 63. Chắc các bạn đã biết, 63 là số lẻ. Về cơ bản thì 31 với 32 nó kiểu kẻ tám lạng, người nửa cân, nên đống gene này vẫn có thể tạo ra một sinh vật, ừ thì con la nó sống được mà. Chỉ là khi con la nó muốn sinh sản, thì những tế bào sinh sản của nó thất bại ngay từ vòng thực hiện phép chia hết cho 2. Và khi những tế bào sai trái này cố gắng kết hợp lại để tạo hợp tử, NST giống như mấy bạn chơi thua RVN Rubatosis vậy, không thể bắt cặp, và thế là con của con la không thể phát triển.
EDIT: Sự thật thú zị, đây là cách người ta tạo ra dưa hấu không hạt nè. Đầu tiên thì một quả dưa hấu sẽ được cho chơi đồ hóa học để cho bộ NST của nó gấp đôi lên. Xong rồi phấn hoa cây dưa hấu này được mang đi thụ phấn cho một cây dưa hấu bình thường. Cây bình thường có bộ NST là ZZ, tạo ra giao tử là Z, cây dưa hấu đắp-bồ là ZZZZ, cho giao tử là ZZ. Khi mà kết hợp lại thì chúng ta có dưa hấu ZZZ – đúng vậy, là số lẻ, và nó bị vô sinh. Hạt của quả dưa hấu này là một mớ gene hổ lốn và nó không phát triển được.
Sự thật thú zị 2, lạc đà và đà mã (thuộc họ lạc đà nhưng không có bướu) có số NST bằng nhau. Mặc dù chúng đã tách loài do cách li địa lý đến hàng triệu năm, nhưng chúng vẫn đủ thân cận để tạo con lai. Và vì 2 loài này có số NST bằng nhau nên con lai của chúng có khả năng sinh sản.
Sự thật thú vị 3, Thông thường thì đây là công thức đặt tên con con lai: Tên con lai = chữ đầu tên bố + nửa sau tên mẹ. Thế nên, con sư hổ (liger) = bố sư tử (lion) + mẹ hổ (tiger). Ừ thì con la (mule) không tuân theo quy tắc đặt tên này, theo những gì tôi biết thì con người đã bắt đầu lai tạo la từ khi thuần hóa ngựa và lừa. Con la = bố lừa + mẹ ngựa (lẽ ra tên nó phải là lựa (dorse), cơ mà tên này nghe hơi đần). Chúng ta còn có con “ngừa” (hinny) = bố ngựa (horse) + mẹ lừa (jenny) (T/N: đùa đấy, hinny tiếng việt là con lừa la), con lừa la có vẻ ngoài khá là khác so với con la, à mà lai ra con la dễ hơn nha.
Edit nữa: Tại sao số NST lẻ lại thường vô sinh?
Tưởng tượng này, DNA của bạn là một cuốn sách nhé, các trang sách là gene, còn chương là NST. Đây là cuốn sách viết về thiết kế bàn đi. Mỗi chương trong cuốn sách đều có 1 bản copy (tổng số chương luôn là chẵn), ta gọi nó là các chương tương đồng, chúng gần như giống hệt nhau, chỉ có 1 chút xíu xiu dị bản thôi, VD như bên này ghi đóng bàn dùng 2 ốc nhỏ, bên chương tương đồng lại ghi đóng bàn bằng 3 ốc to. Trong quá trình tách cuốn sách đó thành 2 bản sách nhỏ hơn, mấy trang gần nhau nó bị lộn xộn tí, thành ra râu ông nọ cắm cằm bà kia, bên thì ghi 2 ốc to, bên thì ghi 3 ốc nhỏ.
Bây giờ chúng ta có 2 cuốn sách con, chúng vẫn sêm sêm nhau, có thể là 2 cuốn viết về 2 loại bàn khác nhau, nhưng vẫn cùng là viết về thiết kế bàn cả, chứ không phải là một cuốn vẽ bàn, một cuốn vẽ ghế.
Cứ cho là quyển này là bàn ăn, quyển kia là bàn máy tính đi, vẫn là bàn cả mà, kể cả bạn có trộn hướng dẫn lắp bàn của 2 quyển lại thì bạn vẫn lắp ra cái bàn với đặc điểm pha giữa bàn ăn và bàn máy tính thôi. Nhưng giờ giả sử bạn cố tách quyển sách có số chương là lẻ thì 2 cuốn sách con sẽ có số trang là khác nhau, và rồi đem cuốn sách con đó đi trộn, chỗ thừa chỗ thiếu, trang cần thì không có, trang có thì không cần, gòi xong, ra cái thành phẩm mà hổng biết cái chân bàn thứ 5 phải lắp đâu luôn á.
Việc lắp ráp bàn thì cũng đơn giản thôi, cứ áp công thức là ra ý mà. À, như từ đầu đã nói mỗi chương đều có một dị bản đi kèm, nhưng chỉ cần dùng 1 là đủ nên là cứ 2 trang tương đồng thì lấy 1 bên ra đọc, không cần theo quy tắc chỉ đọc trang chẵn hay chỉ đọc trang lẻ gì cả. Nhưng giờ mà thử thêm vài trang thừa vào xem, thôi, sách này coi như bỏ, xin là xin vĩnh biệt cụ.
Edit mãi: Rối loạn NST ở con người thì sao nhỉ? Như là bệnh Down chẳng hạn?
Bệnh Down là do có 3 chiếc NST số 21, gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Với những phụ nữ mang thai khi trên 35 tuổi, con của họ có tỷ lệ mắc Down cao (gần 50%)
(T/N: bản gốc là “women being fertile about 15-30% of the time”, theo quy đổi khả năng sinh sản theo độ tuổi thì tương đương với 35-44 tuổi)
Những người đàn ông mắc hội chứng Down dường như còn có khả năng sinh sản thấp hơn, nhưng theo như tôi biết thì có vài trường hợp ngoại lệ từng được ghi nhận. Một số nghiên cứu cho rằng khả năng sinh sản thấp không hẳn là do trung tình khuyết tật, mà có thể do sự thiếu hiểu biết về tì.nh dụ.c. Có nghĩa là, họ không thường xuyên quan hệ nên họ không thể làm cha.
Tôi chưa thử tìm các số liệu thống kê về các rối loạn NST khác, nhưng hầu hết thì đều chết yểu hoặc chẳng thể chào đời, vậy nên điều này vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng khi điều đó xảy ra, tôi xin chắc chắc là có vấn đề về sinh sản.
Hãy nhớ rằng kể cả khi con người bị rối loạn NST thì đẻ ra vẫn là người nên kết quả, về mặt di truyền, đã được đoán trước dễ hơn nhiều. Ngựa và lừa (và các loài lai khác) thì khác, dù chúng có quan hệ họ hàng với nhau nhưng không cùng loài nên việc sinh sản không được đảm bảo về mặt di truyền.
____________________
>u/pastanoodledoodle (882 points – x1 helpful – x1 wholesome – x1 narwhal salute)
Nhìn ảnh một bé “lạc mã” (cama) nè, siêu cute phô mai que luôn
https://i.pinimg.com/…/f1ef143066d02159e4bbb1b0824cb880…
(T/N: con cama = bố lạc đà (camel) + mẹ đà mã (llama), mình không biết tên tiếng việt của nó là gì nên ghép tên chơi chơi theo quy tắc nửa đầu tên bố + nửa sau tên mẹ)
_____________________
Dịch bởi Pigeon