Tại sao có những người dễ dàng tạo ra thu nhập vượt trội hơn những người khác? Tại s…

Tại sao có những người dễ dàng tạo ra thu nhập vượt trội hơn những người khác?

Tại sao có những người dễ dàng tạo ra thu nhập vượt trội hơn những người khác? Tại sao có những doanh nghiệp chỉ trong vài năm đã bứt phá vượt lên dẫn đầu thị trường trong khi những doanh nghiệp khác phải trầy vi tróc vẩy để tìm kiếm, giữ chân khách hàng? Công thức chung của những người thành công là gì? Chúng ta sẽ phải học và ứng dụng nó như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu sơ đồ trong ảnh này nhé!

Theo Adam Khoo, tư duy quyết định 70% mức độ thành công của mỗi người, 30% còn lại là phụ thuộc vào kỹ năng. Ông lý giải, rất nhiều người cùng học một trường như nhau, tức là được học cùng một loại kỹ năng/kiến thức nhưng kết quả đạt được lại hoàn toàn khác nhau, có người rất thành công, nhưng cũng nhiều người thất bại. Nếu không có sự định hình tốt về tư duy thì kỹ năng cũng không phát huy tác dụng.

Khi gặp thất bại, những người để cuộc đời dẫn dắt mình đi sẽ có 3 cách phản ứng điển hình: ngụy biện cho thất bại của mình; đổ lỗi cho người khác; hoặc kêu ca, phàn nàn. Đó là những cách dễ nhất để tự bảo vệ mình, để mình cảm thấy thoải mái. Song làm như vậy đồng nghĩa với việc họ đã tự trao quyền kiểm soát cuộc đời mình cho ngoại cảnh, cho người khác.

Còn đối với người thành công, dù cho có điều gì xảy ra, họ vẫn chịu trách nhiệm 100% về hành động của mình. Họ tự trao cho mình quyền năng kiến tạo và kiểm soát cuộc đời mình. Đối với họ, thử thách chính là cơ hội. Nếu không tìm được cơ hội, họ sẽ tự tạo ra cơ hội.

Những người thành công nhất là người tin sâu sắc rằng hoàn cảnh không tạo ra kết quả mà cách phản ứng của chúng ta trước hoàn cảnh mới tạo ra kết quả. Adam Khoo kể chuyện về một người đàn ông Singapore tên là Lim Tow Yong. Người đàn ông này khi 30 tuổi đã khởi nghiệp bằng hệ thống siêu thị bán lẻ và rất thành công. Tuy nhiên, trong cuộc đại suy thoái năm 90, công ty của ông sụp đổ, ông bị phá sản và nợ 60 triệu USD ở tuổi 72. Đây là một người có tư duy chiến thắng, nên khi phóng viên hỏi: Ông cảm thấy thế nào khi sự nghiệp gây dựng 30 năm của ông đã mất sạch. Người đàn ông trả lời: “Tôi vẫn là một triệu phú – triệu phú trong tư duy. Ở tuổi 72 tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu từ con số âm 62 triệu USD”. Và đến tuổi 82, Lim Tow Yong lại một lần nữa trở thành triệu phú.

Bài học rút ra: mỗi khi đứng trước một hoàn cảnh bất lợi, chúng ta phải tìm cách vượt qua nó bằng 3 câu hỏi tự vấn:
Tôi chọn tập trung vào vấn đề gì?
Tôi đã rút ra được bài học gì? (Điều này có ý nghĩa gì?)
Tôi định làm gì đối với việc đó?
Những người thành công cũng là người luôn làm nhiều hơn mức kỳ vọng, họ tạo ra giá trị gia tăng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cách hành động của họ khác biệt hoàn toàn so với 90% còn lại: chỉ làm đúng theo yêu cầu hoặc ít hơn mức được yêu cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *