Chỗ thức ăn mà bạn bỏ vào tủ chả có gì đáng lo cả. Nhưng chỗ đồ ăn đang ở trong tủ thì có đấy.
Khi bạn cất bát súp nóng hổi vừa thổi vừa ăn vào tủ lạnh, bạn vừa mới thêm nhiệt vào trong đó. Cái bát lạnh đi thì cả cái tủ cùng ấm lên, và có nguy cơ rơi vào “vùng nguy hiểm” cho phép vi khuẩn sinh sôi nảy nở (vì nhiệt độ tủ lạnh chỉ thấp hơn biên nhiệt dưới của vùng nguy hiểm có vài độ). Điều này khiến cho các thức ăn khác trong tủ lạnh bị hỏng.
Thực sự thì đồ nóng cũng chẳng được làm lạnh nhanh hơn nhiều đâu. Tốc độ nguội đi của một vật tỷ lệ thuận với mức chênh lệch nhiệt độ của vật đó với môi trường. Nếu bát súp của bạn vừa mới sôi (100 độ C) và bỏ ngoài nhiệt độ phòng (25 độ C), nó sẽ giảm nhiệt chậm hơn 20% so với khi để vào trong tủ lạnh (5 độ C). Còn khi nó ấm gần gần nhiệt độ phòng (cứ cho là 35 độ C đi), sự chênh lệch giữa bát với tủ lạnh lớn hơn nhiều so với bát với phòng, ta có thể cất nó vào tủ lạnh rồi.
Thức ăn sẽ không bắt đầu hư hỏng cho đến khi nó nguội xuống nhiệt độ nhất định. Biên nhiệt trên của vùng nguy hiểm là khoảng 60 độ C, vậy nên bạn có thể giữ đồ ăn ở trên mức nhiệt đó đến vô thời hạn mà vẫn không vẫn đề gì (Ờ thì có thể nó sẽ không ngon đâu, cơ mà ít nhất thì bạn sẽ không ngộ độc thực phẩm). Làm nguội đồ ăn từ 100 độ C xuống 60 độ C, sau đó cất vào tủ lạnh, tối thiểu thời gian đồ ăn nằm vùng nguy hiểm, mà cũng không làm ấm tủ lạnh lên quá nhiều.
À nhớ nè, trong thực tế thì mấy cái hướng dẫn này nghe căng hơn những gì bạn cần lo lắng. Nấu ăn tại nhà trong một căn bếp sạch sẽ cùng kỹ năng xử lý thực phẩm tốt ví dụ như thịt sống, là khá an toàn, trừ khi có ai trong gia đình bạn bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ nhỏ hoặc người già, đang dùng thuốc, hoặc dễ ngộ độc thực phẩm. Mấy cái hướng dẫn viết ra là để bảo vệ những người bụng dạ yếu và đảm bảo an toàn thực phẩm trong các nhà hàng (nơi mà phải xử lý một lượng lớn thực phẩm, dễ bị hư hỏng, và không rõ thực khách có yếu bụng hay không).
Và còn chi phí nữa: năng lượng. Tủ lạnh nhà bạn phải bơm nhiệt ra ngoài để duy trì nhiệt độ, vậy nên bạn có thể tiết kiệm tiền điện bằng cách không bỏ đồ nóng vào.
^_^_^_^_^_^_^_^_^_^_^_^_^_^
Edit: Vài điểm dưới comment:
- Đa số những mẫu tủ lạnh hiện đại đủ xịn sò để việc này không phải là vấn đề lớn. Nhưng đâu phải ai cũng có một cái tủ hiện đại – đặc biệt là những người không dùng Reddit
T/N: đọc các comment dưới sẽ hiểu he.
- Sự ngưng tụ cũng là một lý do khác để không bỏ đồ nóng vào tủ lạnh. Chúng bốc hơi nước, rồi sẽ ngưng tụ thành nước ở những bề mặt lạnh. Điều này có thể làm hỏng kết cấu của những đồ ăn khác, hoặc thậm chí làm hư hại tủ lạnh vì ẩm.
- Một vật hoặc chất lỏng có thể tích lớn có tốc độ lạnh đi quá chậm để được bảo quản. Một khối thức ăn lớn, như là một con gà tây đã chín chẳng hạn, cần được cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Đồ uống thì chia vào nhiều bình chứa nhỏ hơn. Việc này giúp bảo quản mặt trong của thực phẩm khỏi rơi vào vùng nguy hiểm.
- Để thức ăn ở ngoài cũng có nguy cơ mất an toàn thực phẩm nếu bạn không trông chừng cẩn thận. Đừng bỏ nó ở ngoài quá lâu nhé.
>>u/Strix924 (1 point)
Hồi tôi còn đi học, mẹ tôi thường thức khuya để nấu súp siêu to khổng lồ, và bởi vì muộn rồi nên bà ấy cho cả bát vào tủ khi mà súp vẫn còn nóng. Tôi thức dậy vào sáng hôm sau, lấy ít sữa để ăn ngũ cốc và cho thằng em trai. Thật bất ngờ, sữa ấm… mmm.
_____________________
T/N: một vài ông ở đây cãi nhau về việc có cần cho bơ và mật ong vào tủ lạnh hay không
_____________________
u/Murda_City (1 point – x1 helpful – x2 wholesome)
Thật là nhiều thông tin sai lệch. Các loại tủ lạnh mới không hoạt động như những thùng đựng đá cũ đâu. Nhét đồ nóng vào tủ lạnh không hề làm hỏng những đồ khác. Trong bếp, chúng tôi được yêu cầu phải chia khối thức ăn lớn như là một nồi thịt hay là ớt thành nhiều mảnh nhỏ. Đó là vì khối càng lớn thì càng tốn thời gian để làm lạnh phần trung tâm. Tưởng tượng như cái nhà tuyết (igloo). Bên ngoài lạnh rất nhanh nhưng nếu bạn không quấy lên thì sẽ rất lâu để làm lạnh bên trong. Nếu bạn để đồ ăn trong một cái chảo nông lòng, tăng diện tích bề mặt, đồ ăn sẽ lạnh nhanh hơn nhiều. Hãy đảm bảo đồ ăn của bạn càng ít ở trong vùng nguy hiểm càng tốt.
_____________________
u/for_ever_a_lone (1 point – x1 silver – x1 wholesome)
Sao ai cũng xài kinh nghiệm bản thân mà không thèm trích dẫn vậy. Đây là những gì FDA nói nhé:
” Cho dù bạn đang xử lý đồ thừa hay mới mua, thì rất quan trọng là cho nó vào tủ lạnh ngay. Bỏ đồ ăn dễ hỏng ở ngoài 2 tiếng hoặc hơn sẽ tạo cơ hội cho lũ vi khuẩn đẻ theo cấp số nhân – và khiến bạn có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm.
Đối với đồ ăn thừa: chúng cần được bỏ vào tủ lạnh ngay trong vòng 2 tiếng. Trái với những gì của nhiều người tin, cho đồ nóng vào tủ không gây hại cho tủ. Để thức ăn nóng có thể lạnh nhanh hơn, chia chúng thành nhiều mảnh nhỏ trước khi cất vào tủ lạnh.”
_____________________
T/N: tldr: nhà bạn có tủ lạnh xịn? ờ, cứ cho đồ nóng vào đi. Tủ nhà bạn không xịn lắm?, chờ nguội tí rồi hẵn cho nha, cơ mà để ngoài max 2 tiếng thôi nha.
_____________________
Dịch bởi Pigeon tóc xù