TẠI SAO CÀNG NỖ LỰC LẠI CÀNG LO LẮNG?

Rất nhiều năm về trước, khi tôi muốn làm việc gì cũng đều ép bản thân mình phải nỗ lực hết sức, chạy đua với thời gian để hoàn thành mặc dù chưa tới deadline.

Ví dụ như 1 tháng nữa mới đến kì thi thì tôi sẽ ép bản thân trong một tháng tới,  ngày nào cũng phải học từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối.

Nếu ăn cơm hết hơn nửa tiếng, tôi sẽ thấy lãng phí thời gian; nếu nói chuyện với bạn bè thêm một lúc thì tôi sẽ bắt đầu tự trách bản thân, tại sao mình không thể chăm chỉ hơn một chút cơ chứ?

Chăm chỉ nỗ lực là đúng. Tôi từng thấy rất nhiều người bao gồm cả bản thân tôi, lúc nào cũng hy vọng mình “trở thành một người tốt hơn”. Nhưng “tốt hơn” là như thế nào? Đây chỉ là một khái niệm mơ hồ và không có giới hạn. “Tốt hơn” cũng giống với “chăm chỉ hơn”, ngoài “chăm chỉ hơn” còn có thể “chăm chỉ hơn nữa”, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt tới mức “chăm chỉ nhất”.

Bạn luôn yêu cầu bản thân phải làm những việc có ý nghĩa. Vì vậy, mặc dù mới chỉ xem show giải trí hoặc chơi game có một lúc thôi mà bạn đã lại bắt đầu tự trách. Nhưng nếu bạn đã muốn trở thành một phiên bản “tốt hơn” của bản thân thì tại sao việc dành chút thời gian cho giải trí lại là tội lỗi cơ chứ.

Bạn đã nhận ra chưa nào? Chính bạn đã biến việc chăm chỉ trở thành mục tiêu. Bạn thân mến, vốn dĩ bạn chỉ muốn vượt qua kì thi một cách thuận lợi mà thôi, vượt qua kì thi mới là mục tiêu mà bạn hướng tới chứ không phải việc chăm chỉ. 

Mục tiêu của chúng ta không phải là thời gian học dài hay ngắn, càng không phải là việc bạn chăm chỉ nhiều hay ít. Chính việc xác định sai mục tiêu đã khiến chúng ta chỉ cần ngừng nỗ lực thì sẽ rơi ngay vào trạng thái lo lắng bất an.

Nếu coi nỗ lực là phương pháp chứ không phải mục tiêu, thì mọi việc sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Cái chúng ta cần lúc này chính là một mục tiêu ngắn hạn nhưng cụ thể.

Ví dụ: Hôm nay từ 8 giờ đến 10 giờ phải đọc hết 100 trang sách, hay 21 giờ đi chạy bộ 5km,….

Bạn còn nhớ khi bạn học trung học không? Lúc ấy chúng ta cũng ép bản thân phải chăm chỉ, nhưng việc “chăm chỉ hơn” lại được kết hợp với những mục tiêu ngắn hạn và cụ thể. Mỗi ngày giáo viên đều đặt ra những mục tiêu ngắn hạn cho chúng ta như bài kiểm tra 15 phút hay kiểm tra bài cũ vào đầu buổi học sau,…

Mục tiêu ngắn hạn đã giúp tôi giải tỏa rất nhiều áp lực và lo lắng. Việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn sẽ mang đến cho chúng ta cảm giác thành tựu, và khiến chúng ta không còn phải lo lắng rằng hôm nay mình không làm được gì cả.

Tôi muốn nhấn mạnh lại lần nữa, nỗ lực không phải mục tiêu và nỗ lực trong thời gian dài hay ngắn lại thì lại càng không phải, mà mục tiêu là việc bạn hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó.

Thế thì mục tiêu ngắn hạn và cụ thể có thể giải quyết những gì?

Nó khiến chúng ta tạm quên đi “sự lười biếng” của bản thân – Bởi sau khi hoàn thành mục tiêu ấy, bạn hoàn toàn có quyền giải trí.

Có thể đối với nhiều người, việc khiến bản thân trở nên nỗ lực là điều rất khó, nhưng đối với tôi, việc nỗ lực học tập và làm việc lại là điều mà ai cũng có thể làm được, nhưng việc thực sự hưởng thụ niềm vui khi giải trí mới là điều khó thực hiện.

Lúc còn nhỏ khi tôi xem TV, dù bố mẹ có gọi bao nhiêu lần tôi cũng không nghe thấy, bởi tôi đã hoàn toàn nhập tâm hưởng thụ niềm vui của việc giải trí. Đối với các bạn, những người trẻ luôn nỗ lực và lo lắng, hãy tự hỏi bản thân mình:

“Lần cuối bạn giải trí mà thực sự vui vẻ là khi nào?”

“Từ khi nào mà việc giải trí lại khiến bạn trở nên lo lắng và đau khổ như vậy?”

Hãy tạm quên đi “sự lười biếng” của bản thân. Việc này không chỉ khiến bạn vui vẻ và hạnh phúc hơn, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc nỗ lực của chính bạn đấy. Giống như chiếc lò xo phải có co có dãn thì mới duy trì được độ đàn hồi tốt nhất hay đánh cá phải dành thời gian phơi lưới thì mới có thể bắt được nhiều cá hơn.

Ai nói “Ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới” không phải một phương thức nỗ lực thông minh nào. Hi vọng các bạn ngay cả khi bản thân ngừng nỗ lực thì vẫn cảm thấy hạnh phúc đủ đầy.

Chú thích: “Ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới” : Thành ngữ chỉ làm việc gì cũng chỉ bữa đực bữa cái rồi bỏ dở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *