Hai năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự bùng nổ về số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường, các công cụ và sản phẩm phát sinh để hỗ trợ nhà đầu tư vì thế mà cũng mọc lên như nấm. Các công cụ chuyên về TA để phục và các trader có nhiều và các công cụ chuyên về FA để phục vụ các investor lại càng nhiều. Về TA có thể kể đến như Fiintrade, Fireant, Fialda… và về FA có thể kể đến những công cụ như robochungkhoan, simplize… hoặc hệ thông tự phát triển của các công ty chứng khoán như HSC online, Dstock, Ysradar… Để hỗ trợ nhà đầu tư và rút ngắn quá trình phân tích, các nền tảng chuyên về FA thường xây dựng cho mình một bộ xếp hạng doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí chính được tính toán từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Bản thân mình đã từng trải nghiệm các hệ thống xếp hạng này và cũng đã từng xây dựng một bộ xếp hạng tương tự, tuy nhiên sau một quá trình chiêm nghiệm và cải tiến bộ xếp hạng của bản thân, mình nhận ra một điều rằng: các bộ xếp hạng này có tính ứng dụng không cao và nhà đầu tư khó có thể dựa trên điều này để đầu tư được, hay nói cách khác, nhà đầu tư phải tự phân tích và đưa ra đánh giá của mình nếu muốn có một kết quả đầu tư hiệu quả. Tại sao lại như vậy ?
Nhược điểm chí tử của các hệ thống xếp hạng
Trong thời đại mà AI đang phát triển thì xu hướng đưa công nghệ và các thuật toán vào để hỗ trợ nhà đầu tư là không tránh khỏi. Mục đích của việc xếp hạng cổ phiếu là để giúp nhà đầu tư có được cái nhìn và đánh giá nhanh về cổ phiếu dựa trên các mức điểm số hoặc thứ hạng. Và để thực hiện ý tưởng này thì các hệ thống xây dựng các tiêu chí đánh giá với đầu vào chủ yếu từ dữ liệu báo cáo tài chính. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu xoay quay những khía cạnh về tăng trưởng, chất lượng và định giá. Ở một góc độ nào đó thì những hệ thống xếp hạng hiện nay có thể giúp chúng ta tránh được những cổ phiếu lởm, tuy nhiên để tìm ra được những “siêu cổ phiếu” này nếu chỉ nhìn vào dữ liệu trong quá khứ là một bước đi sai lầm. Ý tưởng những “siêu cổ phiếu” đều có một công thức chung đúng là một ý tưởng hay, nhưng để tìm được công thức này là một điều không dễ dàng.
Quay trở lại với các tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp sẽ xoay quanh những yếu tố sau: tăng trưởng, định giá và chất lượng. Các hệ thống xếp hạng hiện nay chủ yếu vào hai phương pháp để đánh giá các tiêu chí này: momentum (động lượng) và value (giá trị). Nói một cách đơn giản, các chỉ tiêu có xu hướng tốt lên và giá trị cao thì sẽ được đánh giá tốt. Dù đánh giá bằng phương pháp nào, tất cả các tiêu chi này đều có một mẫu số chung cực kỳ quan trọng, đó là lợi nhuận: nếu lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp ở mức cao: > ROE cao, biên lãi cao, doanh nghiệp kiếm được tiền nhiều hơn > khả năng tài chính lành mạnh hơn > chất lượng doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Nếu lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, hiển nhiên các tiêu chí về tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ được đẩy lên ở mức cao và yếu tố còn lại: định giá của doanh nghiệp sẽ được chiết khấu về mức hấp dẫn. Như vậy, hiển nhiên khi một doanh nghiệp bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh, thì tự dưng các yếu tố của doanh nghiệp sẽ trở nên tốt về mọi mặt. Và việc đánh giá doanh nghiệp tốt, đáng mua khi doanh nghiệp đang ở trên đỉnh tăng trưởng như vậy thì quả là một hành động hết sức sai lầm. Để mọi người dễ hình dung, mình sẽ lấy một ví dụ đơn giản để so sánh như này: HPG của 2019 và HPG của 2021. Mình tạo 1 bảng để mọi người có thể dễ đối chiếu như sau:
Ngoại trừ yếu tố PB thì tất cả các tiêu chí khác của HPG trong năm 2019 đều kém xa so với 2021. Và mình cũng khẳng định luôn tất cả các hệ thống xếp hạng đều sẽ cho ra chung một kết quả: số điểm của HPG trong năm 2021 sẽ cao hơn nhiều so với 2019 (và cũng thật trùng hợp, hầu hết khuyến nghị của các công ty chứng khoán thời điểm cuối năm 2021 đối với HPG là khuyến nghị mua). Tuy nhiên, trên thực tế một khoảng đầu tư vào HPG vào cuối 2019 và cuối 2021, khoản đầu tư nào sẽ có khả năng sinh lợi tốt hơn ?
Câu trả lời này thì dường như ai cũng đã rõ, HPG tăng gần 4 lần trong vòng 2 năm 2020 và 2021 và ở thời điểm hiện tại thì cổ phiếu đang mò mẫm hồi phục lên mức đỉnh cũ. Như vậy, điểm chí tử trong mô hình xếp hạng của doanh nghiệp của các hệ thống hiện nay đó là: mặc dù xây dựng từ hàng tá công thức song hầu hết các chỉ tiêu đánh giá lại phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố lợi nhuận của doanh nghiệp. Phần thứ hai của bài viết mình sẽ trả lời câu hỏi: cách để khắc phục điểm chí tử này là gì, hay làm cách nào để xây dựng được một hệ thống xếp hạng hiệu quả?
Hệ thống xếp hạng hiệu quả – rất khó khả thi
Câu trả lời vẫn nằm ở lợi nhuận – yếu tô tiên quyết quyết định đến 80% giá cổ phiếu. Tuy nhiên, lợi nhuận để xây dựng một mô hình xếp hạng thành công không phải nằm ở dữ liệu đã có – lợi nhuận ở thời điểm hiện tại. Một mô hình xếp hạng nếu muốn thành công chắc chắn không thể không đưa vào lợi nhuận dự phóng – thứ quyết định đến chất lượng – tăng trưởng – định giá trong tương tương lai của doanh nghiệp – có ý nghĩa nhiều hơn so với thời điểm hiện tại. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp vì nguyên tắc căn bản: thị trường chứng khoán là nơi đầu tư vào kỳ vọng của doanh nghiệp – chứ không phải là nơi đầu tư vào những gì đã xảy ra.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hiện tại là 0%, trong năm tới doanh nghiệp tăng trưởng 50% thì đây có thể là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Ngược lại: nếu năm nay tăng trưởng 50% nhưng năm tới về 0% thì xem như vứt. PE hiện tại 20 lần thoạt nhìn có vẻ đắt. Nhưng năm tới lợi nhuận của doanh nghiệp tăng gấp đôi, như vậy PE forward chỉ còn 10 lần > vẫn hấp dẫn. ROE năm nay chỉ là 10%, tuy nhiên lợi nhuận năm tới nhân 2, ROE tự nhiên cũng tăng lên gần 20% > đủ tiêu chuẩn chất lượng. Rõ ràng, lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp tác động quá nhiều đến những chỉ tiêu khác. Chỉ cần xác định được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, bạn cũng đã nắm được hơn phân nữa yếu tố thành công của một case đầu tư rồi.
Tại sao lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai quan trọng như vậy nhưng các công cụ hiện nay lại không đưa vào hệ thống xếp hạng của mình. Câu trả lời là để ước tính lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng nếu không nói là không khả thi. Không cần phải nói đâu xa xôi, đến cả đội ngũ ban lãnh đạo – những người hiểu rõ doanh nghiệp nhất còn không thực hiện được kế hoạch kinh doanh trong năm huống hồ là một đơn vị nào đó có thể dự phóng chính xác được lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp trên sàn. Một hệ thống xếp hạng nếu không đưa lợi nhuận dự phóng vào thị giá trị tham khảo là rất thấp, ngược lại để đưa lợi nhuận dự phóng vào lại là điều không dễ dàng gì.
Theo: Lê Thành