1. “con trai, hôm nay ở trường làm gì?”
” hôm nay thể dục phải chạy 1000 m, mệt c h ế t mất”
” hồi đó bố làm lính mỗi ngày chạy 5 cây số, còn đeo bao lô nữa; đến chiều còn phải huấn luyện nữa, con mới chạy từng ấy đã là gì…”
2. “hôm nay con định làm gì?”
” lát nữa con đi thư viện với bạn”
“đi thư viện là tốt, đọc nhiều sách một chút, đừng xem truyện linh tinh, đều vô dụng cả, học tập mới là quan trọng nhất, hồi đó bố đi học…”
3. “tối nay con muốn ăn gì?
“con muốn ăn mì Ý”
“ăn cái đó làm gì?có gì mà ăn, ăn mì xào”
4. ” hôm nay con muốn làm gì?”
” không làm gì hết”
” ngày mai con muốn đi đâu?”
” tùy thôi, đi linh tinh”
” tối nay ăn gì?”
” gì cũng được”
5. “…”
“…”
Tôi: kể bla bla trường, lớp, bạn bè. Mẹ: im lặng. Phải chi mà mẹ mình cũng nói về thời xưa của mẹ hay gì đó cũng được nhưng mà mình không nhận được hồi âm nào luôn ấy, làm riết mà chỉ cần mẹ yêu thích người nào đó suốt ngày bật điện thoại để coi họ là mình đâm ra ghét người đó dã man mặc dù biết người ta không có lỗi gì.
Thật sự thì ơi lứa tuổi nhạy cảm nếu bố mẹ không quan tâm hay nói mấy câu như trên tus thì thật sự đứa trẻ ấy chịu nhiều sự tổn thương lắm. Biết đó là lời nói vô tình của các vị phụ huynh nhưng nó để lại một vết xước không nhỏ trong tâm trí những đứa trẻ ấy rất nhiều. Bản thân mình cũng đang trong độ tuổi nổi loạn, nhiều lúc cũng muốn bố mẹ quan tâm hỏi han nhưng khi nói chuyện với bố mẹ thì chỉ được vài ba câu là câu chuyện đi vào ngõ cụt, không biết là do mình quá nhạy cảm hay do sự vô tâm thờ ơ của bố mẹ nữa. Dù sao thì nó cũng gây vài vết xước nhỏ trong tâm trí mình
-Mày là con mày không được cãi -Tao nói sai hay sao mà mày cứ trả treo hoài vậy – Cháu nó đụng đồ mày một tí thì có làm sao? – Suốt ngày bỏ tiền vào mấy quyển truyện vô bổ, mày được tích sự gì không? Tôi: Lúc đầu còn tranh cãi, sau đó thì im lặng luôn
Vì không cùng thế hệ, suy nghĩ cực kỳ khác nhau, những thứ cha mẹ cho là tốt và bắt con mình làm theo thì vô tình lại là áp lực lên nó.
“Bố mẹ à, hôm nay con…/Con muốn nói là../..” Bố mẹ luôn đáp: “Ừ thế à, bố mẹ biết rồi.”.Nói bố mẹ biết rồi, nhưng tôi thừa biết họ đang dối. Chẳng biết là vì quan niệm thế hệ khác biệt, vì người lớn không thể đồng cảm với trẻ con hay vì những con người lao động cực nhọc suốt một ngày ấy đã quá mệt mỏi để lắng nghe, chỉ muốn “bớt chuyện” cho nhẹ nhàng đi. Phải chăng từ rất lâu trước kia họ cũng đã quên cách nghe con cái? Và những “đứa trẻ” không được lắng nghe, như tôi, từ lâu đã không còn thói quen kể với bố mẹ từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ trên đời.Con không hiểu, tại sao con chỉ mong một câu hỏi han, an ủi, một sự tôn trọng thôi, trong khi có những “quan tâm” con không muốn nhưng cũng phải nhận? Con mệt lắm, bố mẹ biết hay không? Quá sức chịu đựng rồi. Cứ thế, ta gạt họ ra khỏi danh sách những người tâm sự, ta từ chối bố mẹ bước vào thế giới riêng tư, càng thu mình trong lòng càng tủi thân. Ta uất ức và cô đơn trong chính căn nhà của mình. Muốn nói, chẳng còn lí do để nói. Muốn được hiểu, nhưng mà để làm gì? Chẳng được ích gì, chẳng ai quan tâm…
Bắt đầu bằng “ngày xưa tao…” là câu chuyện kết thúc rồi, nên hơn hai mươi năm trời chưa bao giờ mình nói chuyện với bố mẹ.
Chưa kịp nói với bố ba tiếng “con yêu bố” thì bố đã đi thật xa rồi…Bố ơi, năm sau con quyết định sẽ kết hôn, người yêu của con là thằng hàng xóm hồi xưa bố hay trêu ý ạ. Con biết bố thích anh ấy, và ủng hộ cho lựa chọn của con. Bánh bao nhỏ ở nhà ngoan lắm, nó không có quấy mẹ mà nó suốt ngày cứ quấn lấy con, nó cũng hay bảo là ông nội ngày xưa rất ngầu.Bố ơi, giờ đã là mùa giáng sinh thứ 12 bố xa con, nhưng con biết mỗi ngày bố vẫn đang nhìn con hạnh phúc. Con nhất định sẽ thật hạnh phúc để bố ở trên kia an lòng. Bố ơi, chúc bố Giáng Sinh vui vẻ nhé !
Bố đánh chó sủa quá trời, cả mẹ và mình đều thấy tội. Trưa ăn cơm mình nói về điều đó một cách rất nhẹ nhàng thì bố trả lời khi nào mẹ con ở nhà thì không, còn vắng thì đánh. Vả còn ti tỉ thứ lặt vặt khác khiến cho mình ngày càng ghét bố hơn. Bây giờ như kiểu bằng mặt không bằng lòng, trông có vẻ hòa thuận chứ mình không thích cảm giác khi có bố trong nhà chút nào
Khoảng cách tích tụ thì nó đã xa lắm rồi, chẳng thể kéo lại, trong những năm của cái tuổi nhạy cảm, mình không nhận được sự thấu hiểu, sự quan tâm hay sự cảm thông của bố mẹ, thành ra xa lại càng xa thôi, đâu có gì đâu? bình thường mà nhỉ? vì mình tuổi đó quá ngỗ ngược, họ không thích cũng phải, nhưng mà điều đấy chẳng có gì để nói, nếu họ cho rằng, họ chu cấp này kia cho mình là đã nuôi mình lớn rồi, mình không được phép này kia với họ, là một đứa lớn lên nhờ vật chất, thì đâu dám đòi hỏi gì hơn? chính mồm bảo bố mẹ có gì thì góp ý, đến lúc góp ý mình chưa kịp nói hết đã dựng ngược lên và nói lại mình, người góp ý không chịu nghe, cứ như thế thì mình góp ý kiểu gì? thành ra giờ sinh viên đi học xa, mình ít khi về nhà, cũng không muốn về cho lắm, gọi điện hay nhắn tin cũng là chỉ là kiểm soát mình thôi, quan tâm gì đâu? mình nói thật, chưa bao giờ mình ốm mà bố mẹ thật sự quan tâm cả, toàn kiếm cớ chửi ngược mình thôi, ừ thì nhà để về đấy, nhưng mình không thích về nhà.đừng nói là tại sao mình ít quan tâm bố mẹ, mình không về nhà này kia, hay lúc nhắn tin gọi điện mình thường để lỡ, bố mẹ cho con từng nào thì con trả lại từng đó, đâu thể bắt một đứa trẻ thiếu tình cảm phải yêu thương mình hết lòng? vì họ có từng hết lòng với đứa trẻ đó không?
Vì t sống xa bố mẹ hơn 10 năm, lại đúng khoảng thời gian cần tiếp xúc giữa con cái vs bố mẹ nhất nên thành ra giờ lớn rồi ko thể nói chuyện hay tâm sự gì với bố mẹ nữa. Khoảng thời gian kia đã tạo thành thói quen rồi. Mẹ trách t tại sao ko nói gì với mẹ, nhưng t ko làm đc. T thoải mái khi tâm sự với bạn bè hay thậm chí là người lạ hơn.
Để tôi kể nhé, lúc tôi đang xem tivi
Tôi:” Oaaaa, sân khấu đỉnh quá, con mà có tiền là con sẽ đi dự concert của Taylor liền luôn “
Ba tôi:” Cái thứ lười biếng như mày tiền lấy tiền đâu mà đi, mần không ra tiền suốt ngày đòi mấy thứ viễn vông, sau này không biết làm nên cơm cháo gì mà tối ngày đòi sài tiền.vv…..”
Tôi bật khóc tại chỗ…nhưng lời nói vẫn chẳng dừng lại…
Một câu chuyện khác
Tôi:” Sao ba cứ lén lấy điện thoại của con rồi đọc tin nhắn quài vậy, con lớn rồi con có quyền riêng tư của con chứ “
Ba:” Điện thoại đó là của tao, tao cho mày mượn để học thôi nghe, tao đọc mấy cái tin đó thì có làm sao, mày nhắn bậy bạ cái gì mà không cho tao đọc, mày nói một hồi là tao lấy điện thoại lại không có học hành gì nữa luôn nghe, đọc của mày có mấy tin nhắn mà mày nói chuyện hỗn láo vậy đó hả “
Ba mẹ hay nói là sao mày không cãi lộn với người ngoài đường mà cứ cãi lộn với người trong nhà không vậy, nhưng ba mẹ ơi, người ngoài đường người ta không có làm những chuyện quá đáng như vậy