Tác giả có biết trong tác phẩm văn học mạng của mình có rất nhiều lỗi thường thức không?

Văn học mạng: là một thể loại văn học bao gồm các tác phẩm được tạo riêng trên và cho các thiết bị kỹ thuật số, như máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động

________________________

Tác giả chẳng lẽ không biết rằng trùm mafia Ý không thể là một thằng nhóc Trung Quốc mới đầu hai mươi lại thích làm màu hay sao?

Tác giả chẳng lẽ không biết rằng việc thâu tóm 10% các tập đoàn hàng đầu thế giới không phải là chuyện ngoắc ngoắc ngón tay hay alo điện thoại là được?

Tác giả chẳng lẽ không biết rằng mấy em gái bán trà sữa cả đời có khi còn chẳng gặp được tổng tài bá đạo sao?

Tác giả lẽ nào không hiểu sau khi rơi xuống vực sâu vạn trượng thì sẽ xương tan thịt nát, dù ở dưới có một con sông nhỏ hay sao?

Tác giả lẽ nào không biết rằng mấy cành cây nhỏ trên vách núi còn không chịu nổi sức nặng của một người trưởng thành, huống chi là hai người?

Tác giả chẳng lẽ không biết rằng lúc rơi xuống thì gần như không thể ôm, hôn, thậm chí là trò chuyện âu yếm hay sao?

Tác giả bộ không biết rằng người bình thường đang đi trong trường cũng sẽ không ngạc nhiên há miệng quay cuồng khi nhìn thấy mấy anh đẹp trai hay sao?

Tác giả chẳng lẽ không biết dân Thanh Hoa thứ thiệt buổi tối lo cùng nhau ngồi tự học chăm chỉ, chứ làm gì có thời gian đứng dưới lầu dầm mưa hét gọi người thương?

Tác giả lẽ nào không biết chẳng có học sinh trường nào ngày nào cũng rảnh rỗi không làm gì mà chỉ lo đi tám chuyện tiến triển quan hệ của người khác, rồi châm ngòi gây xích mích?

Tất cả chẳng phải đều là vì những gì mấy chế muốn xem à! ! ! ! ! !

___________________________

#2

Có thể họ biết, mà cũng có thể không biết đó.

Đọc cái topic này, tự nhiên tui lại nghĩ tới một chuyện.

Lúc tui mới bắt đầu viết tiểu thuyết thì thường hay bị chết ý, chết tới mức độ nào?

Một trang mà chết mười mấy lần.

Lý do chết ý rất kì cục, là do tôi đang theo cái gọi là “Vấn đề thường thức”.

Do bối cảnh câu chuyện xảy ra vào những năm cuối thời Đông Hán, cho nên lúc viết tới tình tiết nhân vật chính nhìn thấy quả táo rồi nhớ nhà, tui bèn lên mạng tra thử thời gian quả táo du nhập vào Trung Quốc.

(⊙o⊙)?Ỏ, táo như ngày nay thì được du nhập vào Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX à?

Thôi được rồi, vậy không viết táo nữa, chuyển sang kẹo hồ lô nha. Ờm, tui lại lên mạng tra một chút.

( ̄┰ ̄*) Ờ kinh ngạc tới rớt tai, kẹo hồ lô có nguồn gốc vào thời Tống Quang Tông à?

Thôi vậy, thế không viết kẹo hồ lô, viết bánh bao có được chưa, nhìn thấy bánh bao bỗng nhớ tới cảnh mẹ hấp bánh bao, ờm, hợp tình hợp lí quá trời.

Lúc vừa định đặt bút viết, tui bỗng dưng chợt nhớ, bánh bao hình như được Gia Cát Lượng phát minh ra lúc đánh với Nam Man, cuối thời Đông Hán làm méo gì đã có bánh bao đâu. (°ー°〃)

Thôi được, cơ trí như tui đây chợt nhớ tới diễn biến truyện đã tới cuối năm, ăn sủi cảo không sao đúng không, dù gì Tết cũng có lịch sử lâu đời rồi mà.

Tui vui vẻ viết nốt, đang định tải chương đó lên thì trong lòng bỗng thấy lo lắng.

Tui là một chàng trai theo đuổi sự hoàn hảo mà, làm sao có thể cho phép trong tác phẩm của bản thân có sự mơ hồ được.

Thế là tui mở Baidu lên….

“ Sủi cảo được phát minh bởi Trương Trọng Cảnh vào thời Đông Hán”

May quá may quá, cuối cùng cũng có cái sử dụng được rồi nè.

Tui bèn lướt xuống dưới xem thử thì thấy một dòng…

“ Sủi cảo ban đầu được dùng để làm thuốc, Trương Trọng Cảnh đã dùng vỏ bột gói thịt cừu, ớt và một vài vị thuốc làm ấm người rồi nấu lên để trị chứng ê buốt tai cho người bệnh.” (→_→)

Cho nên từ đó, khi tui viết truyện chỉ cần…… tui vui là được, còn lại sống chết mặc bây. (✿◡‿◡)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *