Lê Văn Duyệt là khai quốc công thần triều Nguyễn, công thần hàng đầu dưới trướng của Gia Long, phục vụ qua 2 đời vua đầu triều Nguyễn là Gia Long và Minh Mạng.
Ông sinh ra tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt (Hòa Khánh, Tiền Giang ngày nay), ông là người ái nam ái nữ bẩm sinh, thuở nhỏ ít chịu học hành mà thích lêu lổng đi chơi, bắt chim đánh cá, chọi gà, tụ tập đám trẻ trong làng chia nhau đánh trận giả, mê truyện và tích Tàu nên luôn ước ao trở thành hào kiệt trong thiên hạ. Nói chung, có thể thấy thưở thiếu thời ông hội tụ đầy đủ tiêu chí của một trẻ trâu đích thực
Năm Lê Văn Duyệt 17 tuổi, ông và cha ông là Lê Văn Toại cứu Nguyễn Ánh thoát nạn trong một lần truy đuổi của Tây Sơn, từ đó ông gia nhập về phe Gia Định, ông dần trổ rõ tài hoa và là người có đóng góp hết sức quan trọng đến thắng lợi cuối cùng của phe Gia Định với Tây Sơn sau khi Nguyễn Huệ mất.
Các chiến công nổi bật của Lê Văn Duyệt là: đánh Quy Nhơn lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương, bắt được phò mã Nguyễn Văn trị và đô đốc Phan Văn Sách, cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà.
Và chiến công nổi trội nhất của ông là trận chiến đầm Thị Nại năm 1801, được mệnh danh là đệ nhất võ công triều Nguyễn. Trong lần tập kích vào nơi đóng của thủy quân Tây Sơn ở đầm Thị Nạị, quân Tây Sơn phản kích, Võ Duy Nghi bị trúng đạn chết giữa trận, binh sĩ tử thương quá nhiều, Nguyễn Ánh hoảng sợ muốn lui binh nhưng Lê Văn Duyệt cố chấp ở lại, đốc quân liều chết xông lên vào được cửa biển, phóng hỏa đốt thuyền đại hiệu của Tây Sơn, chiều gió thuận khiến chiến thuyền Tây Sơn bị cháy sạch, sau trận này, thủy quân Tây Sơn không còn khiến họ mất hẳn mặt trận biển và là nhân tố hết sức quan trọng dẫn đến chiến thắng sau này của phe Gia Định.
Vì công lao lớn như vậy nên Lê Văn Duyệt được xếp vào hàng Đệ nhất khai quốc công thần, có hai đặc ân là nhập triều bất bái (không cần lạy vua khi vào chầu) và tiền trảm hậu tấu.
Sau chiến tranh ông được phong làm Tổng trấn Thành Gia Định. Ông có công xây dựng Gia Định thành một vùng đất trù phú và ổn định sau nhiều năm tháng chiến tranh, dưới thời ông dân nơi đây được yên ổn làm ăn và kinh tế phát đạt, người dân tôn kính gọi ông là Ông Lớn Thượng hoặc Thượng Công, các nước lân bang nể sợ gọi ông là: Cọp Gấm Đồng Nai.
Crawfurd năm 1822 có đến gặp và chép nhật ký lại về ông như sau:
“Tổng đốc Sài gòn nghe lời người ta nói là một hoạn quan. Trông hình dáng của ông đã chứng minh khá rõ tiếng đồn này. Ông ấy khoảng 50 tuổi , có cái nhìn thông minh. Ông có vẻ hoạt động mạnh về thể chất & tinh thần. Gương mặt tròn , nhẳn , không râu. Riêng giọng nói rất chát tai , giống tiếng đàn bà. Còn y phục của ông ta giản dị giống như y phục của người nghèo …”
“Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm.
Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm.
Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ Tổng Trấn biết được cũng bị phạt rất nặng.
Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều người rất kính trọng vị Tổng Trấn của họ.
Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông. ” … – Trích “Nhật Ký Hành Trình” của John White ,London 1824 (Trong Chimvietcanhnam)
==================================
Sau khi ông chết, Minh Mạng sai Bạch Xuân Nguyên (người có hiềm khích cũ với Lê Văn Duyệt) xưng phụng mật chỉ xuống truy xét xử tội ông và thân tộc, từ đó dẫn ra cuộc binh biến thành Phiên An do Lê Văn Khôi nổi dậy kéo dài tới 2 năm.
Tuy chẳng liên quan gì tới cuộc nổi loạn này dù đã chết từ lâu, nhưng xét ra Lê Văn Duyệt vẫn phải chịu án nặng nhất: 7 tội xử trảm, 2 tội xử giảo và 1 tội phát quân, thân tộc bị xử chết, mồ bị san phẳng và xiềng xích, mồ mả dòng tộc bị đưa voi về tàn phá.
Điều mỉa mai là, trong lần đệ nhất võ công triều Nguyễn, ông đã động viên tướng sĩ liều chết xông lên: “Báo đền ơn chính là vào đêm nay, sống thì cùng nhau hưởng phú quý, chết thì Triều đình hương khói phụng thờ” và giành được chiến thắng, nhưng kết cục của ông thì lại không được như thế.
Triều đình không hương khói phụng thờ mà chỉ san mồ mả của ông và cả nhà ông, có chăng thì chỉ là những người dân Nam bộ nhớ công lao của ông và vẫn kính trọng ông. Dưới thời VNCH, ông được in trên tiền (tờ 100 đồng), cùng với Hưng Đạo Vương và Quang Trung.