Tranh Luận Về Tài Sản Trung Bình Quốc Gia
Chúng ta đã đánh giá qua tầng lớp siêu giàu và cả những hộ nghèo. Liệu mọi thứ có tiếp diễn nghiêng về Việt Nam ở phần chiếm đa số là tầng lớp trung lưu?
Có thể là Philippines có nhiều hộ nghèo hơn, nhưng tầng lớp trung lưu của họ nói chung lại giàu có hơn tầng lớp trung lưu tại Việt Nam? Hơn nữa, Philippines cũng có GDP bình quân đầu người cao hơn, không phải sao…?
Lần này tôi sẽ sử dụng dữ liệu từ Credit Suisse’s Global Wealth Databook vào năm 2019. Một điều đáng ngưỡng mộ là họ bao gồm cả mean wealth per capita (tài sản trung bình bình quân đầu người) và median wealth per capita (tài sản trung vị bình quân đầu người). Ghi nhớ rằng, đây là về wealth (tài sản) chứ không phải là income (thu nhập). Hơn nữa, bản bảo cáo trên cực kỳ hữu ích khi nó chỉ báo cáo về tầng lớp trưởng thành (adult); loại đi một số lượng lớn những người trẻ tuổi chưa nên đi làm, chưa có khả năng kiếm tiền và tích trữ của cải.
Note: Tôi không biết dịch như thế nào để phân biệt mean wealth (tài sản trung bình) và median wealth (tài sản trung vị) nên sẽ để luôn thuật ngữ Tiếng Anh nhá (phần trong ngoặc đơn là tôi chém đại đấy <(“)). Bác nào biết có thể comment hộ tôi.
Thanks bác Đại Bàng đã check lại cho tôi.
Tôi đã góp nhặt dữ liệu các quốc gia ASEAN bên dưới:
Hãy nhìn vào mục mean wealth (tài sản trung bình) trước:
Hình 1. Bảng dữ liệu mean wealth per adult (tài sản trung bình bình quân người trưởng thành) các quốc gia Đông Nam Á
Không có quá nhiều bất ngờ ở đây:
Việt Nam chỉ ở phía dưới Philippines (khoảng cách chỉ là 351$, một điều quan trọng bạn cần lưu ý). Điều này tương tự với bảng số liệu GDP (PPP) bình quân đầu người và GNI bình quân đầu người.
Bất ngờ lớn nhất có lẽ là việc Indonesia có số liệu tệ hơn so với hai quốc gia trên, trong khi đó Lào (quốc gia thường được xem là ngang ngửa với Việt Nam một số lần ở những số liệu đơn giản) lại giảm sút một cách rõ rệt với gần 5000$.
Hãy tái sắp xếp lại bảng trên theo thứ tự của median wealth per adult (tài sản trung vị bình quân người trưởng thành), sẽ cho chúng ta kết quả:
Hình 2. Bảng dữ liệu median wealth per adult (tài sản trung vị bình quân người trưởng thành) các quốc gia Đông Nam Á
Nếu bạn cần một sự giải thích tại sao median wealth (tài sản trung vị) lại là một thước đo tốt hơn so với mean wealth (tài sản trung bình), tôi xin phép đề cử bài viết này: https://blog.datawrapper.de/weekly-chart-income/
Bây giờ quay trở lại với bảng dữ liệu thứ hai:
Nhiều quốc gia đã thay đổi vị trí, và tất cả đều chứng kiến sự sụt giảm khổng lồ trong median wealth (tài sản trung vị) khi so sánh với mean wealth (tài sản trung bình). Điều này đã được đoán trước, khi mà giới siêu giàu chỉ chiếm thiểu sổ đã làm lệch hoàn toàn dữ liệu của hầu hết các quốc gia.
Việt Nam (không bất ngờ lắm) out trình Philippines (với khoảng cách khoảng 1000$) và (bất ngờ vãi) out trình Thái Lan một chút.
Indonesia thậm chí còn giảm tệ hơn! Đây có thể là một quốc gia đáng để thảo luận sau câu hỏi trên (khi mà Indonesia vốn có GDP bình quân đầu người cao nhất trong cả 3; nhưng trước tiên hãy tập trung vào Việt Nam và Philippines)
Lưu ý rằng dân số trưởng thành của Việt Nam nhiều hơn so với Philippines, tuy nhiên quốc gia này vẫn giữ được median wealth (tài sản trung vị) cao hơn.
Vậy nên ta có thể khẳng định rằng giả thuyết ta đặt ra ở trên, là KHÔNG chính xác. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam thể hiện rằng họ giàu có hơn, khi so ở mức trung bình với Philippines. Đây là lần thứ 3 ta kết luận Việt Nam ‘hơn’ sau khi đã thảo luận về thống kê của tầng lớp tinh hoa và các hộ nghèo.
Giờ hãy nhìn xem quốc gia nào sẽ có tổn thất nhiều nhất khi lấy mean – median wealth per capita (tài sản trung bình – tài sản trung vị bình quân đầu người) theo phần trăm.
Hình 3. Bảng dữ liệu sau khi mean – median wealth (tài sản trung bình – tài sản trung vị) các quốc gia Đông Nam Á
Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây đối với Philippines và Việt Nam cả. Quốc gia sau vẫn lấy tự hào về việc phân phối tài sản bình đẳng một cách đáng kinh ngạc dù rằng median wealth (tài sản trung vị) có thể được xem là cao.
(To be continued)
