TẠI SAO BẠN THƯỜNG CẢM THẤY U ÁM HƠN KHI THỨC DẬY VÀO BUỔI CHIỀU?

Thực ra vấn đề này khá đơn giản, còn có một thuật ngữ gọi hiện tượng này là sleep inertia – quán tính khi ngủ (ngủ quán tính?)

Nói một cách dễ hiểu chính là, khi chúng ta mới thức dậy sau giấc ngủ, não bộ của chúng ta chưa hoạt động lại kịp và khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng.

Tụi mình cùng nhau xem kĩ hơn nhá.

Đầu tiên, tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn ngủ vào buổi chiều?

Nhiều khi, ngay cả khi chúng ta đã có một giấc ngủ ngon vào đêm hôm trước, mở ra một buổi sáng làm việc và học tập rất hiệu quả vào ngày hôm sau. Nhưng sau bữa trưa, chúng ta thường gặp phải tình trạng úng năng lượng và cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn ngủ và trằn trọc. Là tại sao nhỉ?

Ngoài câu nói rằng “Cơ thể con người chúng ta cần ngủ hai lần một ngày” ,những lý do chính khiến chúng ta buồn ngủ vào buổi chiều là:

  • Bữa trưa chứa quá nhiều carbohydrate.

Đúng. Do tỷ lệ carbohydrate trong thành phần bữa ăn của người Châu Á cao nên chúng ta rất dễ gặp phải hiện tượng này.

Chẳng hạn như bánh mì, cơm, mì, khoai tây chiên,… có thể khiến cơ thể chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Carbohydrate sẽ khiến lượng đường trong máu của chúng ta tăng lên nhanh chóng, sau khi ăn xong, lượng đường trong máu giảm xuống sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi rõ rệt.

/Tất nhiên hệ tiêu hóa cũng có vai trò gì đó tui không rõ nguyên lý nên tui sẽ không đề cập đến./

  • Ở nguyên một tư thế vào một khoảng thời gian nhất định

Chẳng hạn như ngồi trước màn hình cả buổi sáng, và cơ thể sẽ trở nên buồn chán. Cơ thể chúng ta dần thiếu nước.

  • Giảm nhiệt độ cơ thể.

Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất một lượng melatonin nhất định, chúng ta đều biết rằng melatonin có liên quan mật thiết đến giấc ngủ của chúng ta, và sự xuất hiện của nó đương nhiên sẽ khiến chúng ta buồn ngủ.

Tiếp theo, Quán tính khi ngủ là gì?

Khi chúng ta thức dậy đột ngột trong giấc ngủ sâu, chúng ta sẽ cảm thấy chệnh choạng, bối rối và mệt mỏi, trong khi vỏ não trước trán của chúng ta (chịu trách nhiệm về các chức năng nhận thức) vẫn đang trong giai đoạn phục hồi.

Trong giai đoạn này, hiệu quả công việc của chúng ta thường thấp hơn, cảm xúc cũng thấp hơn, khả năng tự chủ và ra quyết định của chúng ta cũng tương đối kém.

Trong khoảng thời gian thức dậy, mất khoảng 30 phút để thùy trán “bật” lên để hoàn thành, quay lại với công việc trước đây của chúng.

Vậy tại sao thùy trán của chúng ta lại “yếu” đến vậy?

Nguyên nhân cũng đã được đề cập , đó là do melatonin, nếu chúng ta thức dậy tự nhiên, cơ thể sẽ ngừng sản xuất melatonin trước khi chúng ta thức dậy, khi chúng ta thức dậy thì melatonin đã biến mất.

Khi chúng ta thức dậy đột ngột, phải mất hàng chục phút hoặc thậm chí hàng giờ để melatonin mất dần đi.

/ Cũng dễ hiểu chứ mọi người~/

Vậy những giải pháp cho tình trạng này là gì?

  • Kiểm soát chế độ ăn trưa một chút và ăn ít thức ăn có hàm lượng carbohydrate cao (bánh mì, cơm trắng, thức ăn nhanh,..)
  • Ngoài ra, hãy kiểm soát thời gian ngủ trưa, vì đã là ngủ trưa, thời gian của chúng ta không cố định,

/Nhưng tóm lại, tui tin mỗi người tụi mình đều có kinh nghiệm

riêng, thời gian ngủ trưa càng ngắn càng tốt./

  • Tốt nhất vẫn nên kiểm soát thời gian trong vòng 10-30 phút, (loại giấc ngủ ngắn này có thể giúp chúng ta phục hồi chức năng nhận thức mệt mỏi).

/Nếu không may vượt quá độ dài này, chúng ta dễ dàng đi từ

giấc ngủ nhẹ sang giấc ngủ sâu, vì còn phải đến lớp và đi làm

nên chúng ta chỉ có thể ép mình “dậy”, sẽ xảy ra tác dụng

ngược lên chính cơ thể./

  • Một cách khác nữa là bạn nên thức dậy một cách tự nhiên nhất có thể, thay vì sử dụng đồng hồ báo thức để ép mình thức dậy.

/Mong các bạn đã được giải đáp~/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *