T-Shaped developer là gì? (Và tại sao bạn nên trở thành 1 T-Shaped developer)

T-Shaped developer là gì?

(Và tại sao bạn nên trở thành 1 T-Shaped developer)

DavidMM
“Full Stack” , “Frontend”, “Backend”, “Specialist”, “Jack-of-all-trades”… Bạn đã được nghe về những thuật ngữ này mỗi ngày. Nhưng “T-Shaped Developer” thì sao?
Đây, sau đây tôi sẽ giải thích “T-Shaped developer” là gì, và quan trọng hơn: Tại sao bạn nên trở thành 1 “T-Shaped developer”, và làm như thế nào để trở thành 1 “T-Shaped developer”.

1. T-Shaped developer là gì?

Từ trước đến nay, chúng ta thường ưa thích các “I-shaped developer”: 1 chuyên gia đã mài giũa trong một lĩnh vực có chuyên môn sâu và cụ thể.
Những developer như vậy được gọi là “I-Shaped developers”, khi các chuyên gia này ở trong lĩnh vực kiến thức mà họ hiểu biết sâu thì… có 1 vấn đề xảy ra: Họ không biết chút gì về thứ bên ngoài lĩnh vực của họ cả.
Một “Backend developer” không biết làm thế nào để làm UX/UI đúng cách, một “Frontend developer” không thể giải quyết một vấn đề khi deploying.
Bởi vì hầu hết các developer chúng ta đã phát triển kỹ năng theo hướng khá nghiêm khắc.
Nhưng sau đó nhiều tổ chức, tập đoàn, đã nhận ra nhược điểm này và giải quyết nó với mô hình “T-Shaped developer”.
Hiện tại, ngoài việc có một lĩnh vực chuyên môn để đi sâu vào nghiên cứu, chúng ta cũng cần phải có một kiến thức rộng trong các lĩnh vực chuyên môn khác.
Ví dụ trong trường hợp này, 1 tester biết mọi thứ cần biết để thực hiện công việc được giao, nhưng cũng hiểu về thiết kế UX/UI, có thể tạo Unit tests, có thể thực hiện một số tác vụ DevOps cơ bản, v.v.
Nhưng… tại sao các nhà tuyển dụng lại muốn 1 “T-Shaped developers”?

2. Tại sao nên trở thành 1 “T-Shaped developer”?

Có rất nhiều lợi ích khi trở thành một multi-skilled developer:
· Tham gia vào quá trình phát triển 1 cách trọn vẹn hơn: “T-Shaped developers” có 1 chuyên môn, thường là “Front-end”, “Back-end”, “DevOps”, hoặc ngay cả 1 technology stack như là MERN/MEAN/MEVN stack. Nhưng họ cũng thoải mái thực hiện các công việc bên ngoài chuyên môn của họ.
· Có thể giúp đỡ ở bất cứ đâu: Một “T-Shaped developer” có thể đóng góp cho mọi phần của 1 dự án. Bạn có thể có 1 team nhỏ, nơi mà mỗi thành viên sẽ có thêm nhiều trách nhiệm hơn, vì họ có thể bao quát 1 loạt các kỹ năng khác nhau.
· Họ cũng sẽ hiểu thêm về đồng đội: Khi họ có một bộ các kỹ năng khác nhau, họ có kiến thức cơ bản về mỗi chuyên môn và có thể tương tác tốt hơn với các dev khác: Họ biết làm thế nào để yêu cầu cái mà họ cần, thấu hiểu thêm về khó khăn của những người khác, và biết cái mà đồng đội đang trông chờ từ họ.
· Cởi mở: 1 Developer không sợ hãi việc học bất cứ thứ gì mới sẽ là một tài sản giá trị đối với nhà tuyển dụng.
· Có thể hỗ trợ đồng đội: Điều gì sẽ xảy ra nếu “Backend developer” nghỉ 1 tuần hoặc bị ốm? Dự án có nên tạm dừng cho đến khi nào anh ta quay lại hay không?.. trong trường hợp này thì một team toàn “T-shaped developers” có thể thay nhau làm việc ở vị trí của một Backend developer.

3. Làm thế nào để trở thành một T-Shaped Developer

Bạn bây giờ đã bị thuyết phục ? (I hope!) và mong muốn trở thành một “T-Shaped Developer”?. Bạn muốn biết làm thế nào à?
· Học những thứ nằm ngoài chuyên môn của bạn: Điều này cho phép bạn phát triển và mở rộng bộ kỹ năng của bản thân trong các chuyên môn khác, trong khi vẫn giữ được kĩ năng chuyên môn hiện tại. Học những thứ cơ bản của những lĩnh vực chuyên môn khác. Chọn chúng cũng dễ thôi.
· Dành thời gian của bạn: Trở thành T-Shaped không phải là một việc dễ dàng, nó không giống như cái mà bạn có sau một ngày cuối tuần với một khóa học nào đó trên Udemy. Nó sẽ tốn nhiều thời gian đấy. Vài năm. Giữ một tư tưởng cởi mở và không ngừng mở rộng kiến thức bản thân. Hãy tiếp tục phát triển.
· Đồng cảm: Để tăng tốc độ học của mỗi thành viên trong team, bạn nên tạo một môi trường an toàn và hợp tác, nơi mà dòng chảy kiến thức không bao giờ ngừng. Hãy hiểu rằng những người khác đang ở ngoài vùng thoải mái của họ và ta cần có sự kiên nhẫn.

4. Kết luận

Trở thành một T-Shaped rất quan trọng bởi vì bạn có thể phù hợp với các vai trò khác nhau, và cũng bởi vậy bạn còn có thể giao tiếp tốt hơn với đồng nghiệp, hiểu cái họ cần và cách mà họ làm, và cũng hiểu hơn về cách mà bạn có thể giúp đỡ những người khác.
Để làm vậy, bạn cần vượt quá giới hạn của chính bạn, học những thứ ở bên ngoài lĩnh vực chuyên môn của bạn. Và bạn sẽ còn cần thêm cả thời gian nữa, hẳn vậy.
Sau này, bạn sẽ trở thành một phần quan trọng của tổ chức và hơn cả: 1 developer toàn diện và hiểu về mọi phần trong toàn bộ quy trình phát triển của một dự án.
Giờ thì sao? Bạn sẽ trở thành kiểu developer nào?



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *