Sử VN trước giờ hay cãi nhau dựa trên sử văn (kiểu “Hoàng Lê Nhất thống chí”, “VN sử…

Sử VN trước giờ hay cãi nhau dựa trên sử văn

Sử VN trước giờ hay cãi nhau dựa trên sử văn (kiểu “Hoàng Lê Nhất thống chí”, “VN sử lược”, hay Hán Sử…) dễ bịa, ít chứng cứ chắc chắn. Mình trọng chứng nên thấy “The origins of ancient Vietnam” là đáng tin nhất về VN thời cổ đại vì chủ yếu dựa vào chứng cứ khảo cổ vật lý, carbon dating để tính thời gian, nghiên cứu rất cẩn thận… Vài chi tiết hay hay để dụ dỗ các bạn mua sách https://www.amazon.com/Origins-Ancient-Vietnam…/…/0199980888 (và dụ dỗ vợ cho mua thêm sách )

* Khoảng 27000 BC – 2000 BC (năm trước Công nguyên): thời kỳ đồ đá ở Bắc Bộ

* Khoảng 2,000 BC => 600 BC: Thời hậu đồ đá & đồ đồng ở Bắc Bộ. Lúc này chưa có khái niệm quốc gia, dân sống theo làng hoặc bộ lạc, bắt đầu có kỹ thuật, chuyên môn hoá, chôn cất, giao thương giữa các vùng. Trong sách có phân tích về bộ lạc (chiefdom, depending on 1 chief), quốc gia (state, permanent institutions & organized violence/army), technology, ideology… rất hay.

* Khoảng 600 BC (trước CN) => AD 500 (sau CN): Thời đồ đồng/sắt. Các bộ lạc dần gom thành quốc gia do có kỹ thuật mới về đồng/sắt, nông nghiệp (dùng bò kéo cày sắt), thuỷ lợi… làm cho dân nhiều hơn, phân hoá giàu nghèo => các tù trưởng giàu có, kiểm soát vị trí thuỷ bộ, giao thương, có kỹ thuật sản xuất vũ khí đồng/sắt có thể khống chế, đánh chiếm các bộ lạc khác để lập quốc.

– Thời này có văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc (600 BC – AD 200), Sa Huỳnh ở miền Trung (500 BC – AD 100), Đồng Nai ở miền Nam (500 BC – AD 500). Dân ở 3 miền đã có giao thương với các bộ lạc/quốc gia trong vùng Đông Nam Á (Thailand, Lào, Cambodia, Phillipines, Malay, Indo… bây giờ), Vân Nam (Quảng Tây), Luo Yue (Quảng Đông), Ấn Độ… qua đường sông (sông Hồng, Mekong), đường biển & đường bộ.

– Mấy phân tích về trống đồng rất hay, vì hồi mình đi mấy viện bảo tàng ở TQ cũng thấy trống đồng, mà không biết là do triều cống/chiếm từ VN hay làm ra trong TQ. Hoá ra dân Việt ở Bắc Bộ & dân Điện ở Vân Nam (Dian, Yunnan) có nhiều mỏ đồng, mỏ thiếc nên đồ đồng phát triển mạnh, nối với nhau bằng sông Hồng (đi xuôi & ngược đều được) nên giao thương nhiều.

– Trong VN tìm thấy hơn 200 trống đồng Đông Sơn & khuôn đúc trống đồng ở Lũng Khê. Trống đồng là vật quý hiếm nên còn được xuất khẩu theo đường sông Hồng (tên trong Hán sử là Yeh-Yu), đường biển đến các bộ lạc khác trong vùng Đông Nam Á (Myanmar, Lào, Thailand, Cambodia, Malay, Indo, Papa New Guinea… bây giờ).

– Trống đồng Đông Sơn và Shizhaishan ở Vân Nam có nhiều nét giống nhau, gọi chung là Heger Type I (300 BC – AD 100). Có vẻ như trống đồng phát triển hơn ở Đông Sơn, vì (i) Đông Sơn & Vân Nam tìm thấy nhiều nhất; (ii) các trống đồng Heger Type I đẹp xịn thường có thuyền, mô tả văn hoá biển; và (iii) theo Hậu Hán Sử & bằng chứng khảo cổ ở Lào Cai, tướng Mã Viện (Ma Yuan) sau khi chiếm Bắc Bộ hồi năm AD 1 thì thu giữ và phá huỷ trống đồng (biểu tượng của dân Âu Lạc).

* Phân tích chủ yếu & hay nhất là về thành Cổ Loa (500 BC – AD 100):

– Theo truyền thuyết (không chứng cứ chắc chắn): Khoảng 285 BC, vua An Dương Vương (Thục Phán) lật đổ nhà Hùng Vương của nước Văn Lang của người Lạc (Lạc = kênh, mương), lập ra nhà Âu Lạc, cho xây dựng Cổ Loa theo hình xoắn ốc. Theo sử văn, nhà Thục có thể bắt nguồn từ Sichuan (nhà Shu), sau đó đến Cao Bằng, rồi xuống đồng bằng sông Hồng.

– Theo khảo cổ (chứng cứ 2007-2015): Ba lớp tường thành Cổ Loa được xây từ hồi 500 BC, lúc đầu cao trên 1m, rộng 1.8m. Đến khoảng 300-100 BC (cuối thời Chiến Quốc – 475 BC đến 221 BC, trước khi nhà Tần thống nhất TQ năm 221 BC), thì xây nhiều & nhanh nhất: cao 2.5m, rộng 17m (giai đoạn 2, carbon dating 392-233BC); cao 3m, rộng 24m (giai đoạn 3, 389-192BC); cao 3m, rộng 24-25m (giai đoạn 4, 357-54BC); rồi cao 4m, rộng 26m (giai đoạn 5, sau năm 100 BC). Giai đoạn 300-100BC có thể đã có 1 quốc gia của người Lạc Việt ở Bắc Bộ, vì khả năng (quốc gia) huy động dân chúng + tiền của xây dựng trong 1 thời gian ngắn, và gạch ngói, vũ khí tại Cổ Loa được sản xuất đặc biệt ngay trong thành. Thành rộng khoảng 600 hecta, có sông xung quanh nối các hào nước, mương nước/cạn để dẫn nước vào ruộng bên trong, cho thuyền ra vào, tháp bảo vệ thành. Sau này Nam Việt (Nanyue), nhà Hán & hậu Hán, Lê có tu bổ, mở rộng thêm.

– Đọc cái này mới thấy hồi xưa mình học khá sai lầm, theo lý thuyết của thập niên 70-80, cho rằng VN & Đông Nam Á bắt đầu phát triển chủ yếu sau Công nguyên (sau AD 1) do du nhập văn hoá, kỹ thuật từ TQ (Bắc Bộ) và Ấn Độ (Angkor, Bagan…). Trong khi thực ra năm AD 1, Mã Viện (Ma Yuan) mới sang chiếm Bắc Bộ, thu giữ & phá huỷ trống đồng (theo Hậu Hán Sử & bằng chứng khảo cổ ở Lào Cai). Năm AD 2, thống kê của triều Hán (để thu thuế) cho quận Giao Chỉ (xung quanh sông Hồng) ước tính có khoảng 981,735 người Việt trong 143,643 hộ gia đình, là vùng có mật độ dân đông nhất phía nam sông Dương Tử (Yangzi). Nói thêm 1 chút, từ Giao chỉ (Chiao-chi) = từ của người Hán nói về tập tục nằm ngủ chung (communal sleeping) của người “rợ phía Nam”.

– Năm AD 43, Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng, nhân tiện chiếm luôn ruộng mương của dân Âu Lạc trong Cổ Loa. Thời này người Hán ít, không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá bản địa. Đến khoảng AD 200, nhiều người Hán bắt đầu di cư sang Bắc Bộ. Tuy nhiên, theo các sử gia (Taylor, Ozaki, O’Harrow…), triều Hán chưa bao giờ thành công trong việc cưỡng chế người Việt, mà phải thay đổi cho phù hợp với các kỹ thuật, tập quán, thế lực bản địa vốn phù hợp với môi trường Bắc Bộ.

– Năm AD 939, sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, đặt lại kinh đô tại Cổ Loa.

NB: Bổ sung thêm 1 cuốn rất chi tiết, trọn vẹn về lịch sử VN (nhất là giai đoạn sau công nguyên) là của Prof Taylor @ Cornell https://www.amazon.com/History-Vietnamese-Camb…/…/0521699150. Lúc đầu mình đọc cuốn này hơi ghét vì rất nhiều chi tiết mà ít bản đồ, nhưng càng đọc càng thấy hay, phức tạp hơn cả ‘Game of Thrones’. Mấy cuốn mới của Kiernan (2017) https://www.amazon.com/Viet-Nam-History-Earlie…/…/0195160762 hay của Goscha (2016) https://www.amazon.com/Vietnam-New-History-Chr…/…/0465094368 dễ đọc hơn, nhưng lằng ngoằng mà không nhiều insight.

NB2: Thực ra cuốn của Kierna (2017) cũng rất hay, dễ đọc, viết cả về ảnh hưởng của khí hậu + các lý thuyết về ngôn ngữ… + bản đồ VN qua các thời kỳ (hay nhất trong các cuốn về VN)





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *