Sự trỗi dậy của Trung Hoa . P1  . Bàn cờ Địa chính trị

Sự trỗi dậy của Trung Hoa . P1 . Bàn cờ Địa chính trị

“Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan “ , câu văn mở đầu cho Tam quốc diễn nghĩa, cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc về chiến tranh và chiến lược, là cách tóm lược tốt nhất các động lực cốt yếu của địa chính trị Trung Quốc. Trọng tâm của nó là cuộc đấu tranh kéo dài hàng thiên niên kỷ của những kẻ muốn làm người cai trị của Trung Quốc nhằm thống nhất và cai trị phần lớn vùng địa lý gần như bất trị của nước này. Đó là câu chuyện của những lực lượng ly tâm và sự chia rẽ không thể vượt qua bắt nguồn từ địa lý và lịch sử cũng như, có lẽ cơ bản hơn, những lực lượng hướng tâm hướng tới sự thống nhất cuối cùng.

Trong hàng nghìn năm lịch sử, dù công nhận hay không, Trung Quốc nằm ở trung tâm trong hệ quy chiếu chính trị Đông Á. Nhật Bản, Triều Tiên từng đến đẩy triều cống, Ai Lao, Xiêm, Việt Nam… từng đến đấy triều cống. Thiên triều này phản ánh ý niệm của Trung Quốc về trật tự thế giới, nơi mà ở đó họ là trung tâm văn minh.
Người đứng đầu trung tâm văn minh ấy là thiên tử. Thiên tử là ai? Tức là người có khả năng kết nối với “Trời”. Thiên tử được “Trời” ban cho thiên mệnh để cai trị thiên hạ. Điều này quyết định cách thức mà ông vua Trung Quốc thiết lập quan hệ với xung quanh. Họ buộc các nước khác phải đến triều cống, học văn minh của họ.
Ý niệm quyền lực này quyết định cách thức vận hành chính trị của thế giới Đông Á, cách thức Trung Quốc nhìn, ứng xử với bên ngoài và cách thức các xã hội bên ngoài ứng phó với Trung Quốc trước khi người phương Tây đến, trước khi chúng ta có kiểu quan hệ lấy quốc gia dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc làm trung tâm, được quy định từ sau Hiệp ước Westphalia (1648).

Sức mạnh của Trung Quốc dựa trên 2 vùng đồng bằng Hoàng Hà, Trường Giang cực kỳ màu mỡ và đông dân. Trong không gian đó, dù ai xưng hùng xưng bá ở đâu thì cũng kéo về vùng trung tâm để làm vua. Cho dù là người Hán hay người Mông Cổ . Dù anh chinh phục trên lưng ngựa thì để cai trị Trung Quốc, kiểu gì cũng phải xuống ngựa và bắt đầu tế lễ ở Văn Miếu. Sau đó là dùng những thủ pháp chính trị của người Hán để cai trị. Tất cả các đế chế Trung Hoa tồn tại liên tục trong hơn 2.000 năm lịch sử đều ở địa bàn trung tâm này.
Có thể so sánh với châu Âu để hiểu rõ hơn điều này. Ở châu Âu, các đế chế di chuyển liên tục, các tộc người thay phiên nhau làm chủ, từ Alexander Đại đế tới Caesar của Rome, hay Napoleon đều thế cả.
Còn ở Trung Quốc thì muốn xưng hùng xưng bá, đều phải quay về vùng đồng bằng trung tâm.
Và từ Đại Hãn, không sớm thì muộn, cũng phải biến thành thiên tử. Chính sự ổn định này khiến cho mô-típ triều cống được duy trì liên tục, kéo dài hàng ngàn năm và là cơ sở để duy trì một cấu trúc quyền lực khu vực tương đối ổn định, ở đó có thiên tử.

Vào thế kỷ XVIII, khi nước Anh bắt đầu cách mạng công nghiệp thì toàn bộ số sắt thép của họ chỉ tương đương với nhà Bắc Tống thế kỷ XII. Nhưng, sau cách mạng công nghiệp thì có một sự rẽ hướng lớn, Trung Quốc bị phương Tây bỏ lại rất xa. Nói đến so sánh này để thấy từ đầu thế kỷ XIX, cuộc chơi của Trung Quốc nói riêng và bàn cờ Đông Á nói chung đã có cao thủ mới là phương Tây.

Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật lần lượt cưỡng chế mở cửa Trung Quốc, lập ra các khu vực ảnh hưởng trên lãnh thổ Trung Quốc và xác lập một trật tự quốc tế mới ở Đông Á mà Trung Quốc sau đó thậm chí không có vai trò. Ví dụ chiến tranh Trung-Nhật năm 1895 tranh giành ảnh hưởng ở Triều Tiên. Thiên triều thất bại. Năm 1910, Nhật Bản chiếm Triều Tiên.

Điều tương tự diễn ra với quan hệ Việt-Trung-Pháp. Trung Quốc mất đi vai trò ở Đông Á. Trật tự quốc tế mới ở khu vực là hệ thống thực dân dẫn dắt bởi các đế quốc Âu – Mỹ và Nhật Bản. Kể từ sau Chiến tranh thế giới 2, năm 1945, khi phát xít Nhật sụp đổ thì đó là Mỹ và Liên Xô.
chuyển biến chính trị hiện đại ở Trung Quốc là chuyển đổi hệ hình chính trị, từ thiên triều sang quốc gia dân tộc. Sự chuyển đổi này quyết định cách họ cai trị bên trong và cách họ xác lập quan hệ quốc tế ở Đông Á.

Trên bàn cờ lúc này người chơi là quốc gia-dân tộc, chứ không phải là ông hoàng bà chúa với nhau. Dù anh là một nước lớn như Mỹ, Nga hay là nước nhỏ như Etopia, Buhtan thì anh là những người chơi độc lập, bình đẳng, có chủ quyền. Anh có đường biên giới được các hiệp ước quốc tế công nhận.

Lúc này người ta không cần mấy cái sừng tê, mấy cái ngà voi hay những cuộc hôn nhân chính trị nữa mà là cuộc chơi của các quân đội , vùng ảnh hưởng, lợi ích cốt lõi, lãnh thổ, chủ quyền và tất cả những va chạm, những hỗn loạn trong các tương tác chính trị của xã hội Đông Á hiện đại nảy sinh từ đây. Ông vua Trung Quốc trước đây không quá quan tâm đến những đường biên xa xôi. Một phần vì ông ta không đủ khả năng kỹ thuật, quan trọng hơn là ông ta vận hành đường biên bằng thần phục. Còn Trung Quốc hiện đại quan tâm đến từng mét đất, từng hòn đảo…, thậm chí tham vọng ra bên ngoài, tranh giành của người khác…
Quay lại với Trung Quốc của những năm 1950 ,họ có đường biên phía bắc dài 4.380 km với siêu cường Soviet , một Siêu cường đầy tham vong về lãnh thổ và địa vị quốc tế . Trong khi đất nước là đống ngổn ngang sau hơn 30 năm chiến tranh và xung đột . Dễ dàng tìm lý do cho một thập kỷ nhịn nhục trước Soviet . Trung quốc lúc bấy giờ có tình hình tương tự các triều đại Hán thất trước kia , chỉ có duy nhất một lựa chọn : can thiệp sâu vào các quốc gia nhỏ yếu phía Nam , biến các quốc gia này thành chư hầu và hoà hoãn phía bắc .

Sức mạnh quân sự của Liên Xô và nỗi sợ hãi mà nó gây ra cho người Trung Quốc giảm đi nhiều kể từ khi quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm vào ngày 16/10/1964 . Họ bắt đầu tham vọng hơn và liều lĩnh hơn , liên tục thách thức địa vị của soviet mà đỉnh cao là xung đột 1969. Kết quả là Soviet đã sử dụng những tài nguyên , viện trợ lợi ích ưu đãi trước kia dành cho Trung Quốc chuyển sang Triều Tiên , Mông Cổ , Việt Nam , Ấn Độ , Afahanis tan , vẽ một vành đai bằng súng đạn quanh 3 mặt Trung Quốc , nối tiếp với vành đai bao vây của Mỹ ở Đông -Nam . Chưa bao giờ tình thế với Trung Quốc trở nên khó khăn như vậy
Thập niên 1970 với cú bắt tay với Mỹ khiến bản đồ địa chính trị của Trung quốc được vẽ lại với nhiều diễn biến tích cực . Họ có thế để mở ra cuộc cải cách kinh tế xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa có kiểm soát vào năm 1978 và có hơn ba thập kỷ chuyển mình và phát triển .
Rút ra những bài học trong thời Mao , dưới thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc giấu mình chờ thời, chuẩn bị lực lượng để đợi đến một ngày vươn lên . Họ tránh xa các cuộc xung đột trực tiếp với Liên Xô hay các cường quốc khác , giữ chặt quan hệ với Mỹ . Tất cả tạo môi trường ổn định thuận lợi cho sự phát triển .
Chủ trương của Đặng Tiểu Bình được tiếp nối cho tới tận thời của Tập Cận Bình . Hơn 30 năm phát triển mạnh mẽ đã khiến Trung Quốc nảy sinh nhiều tham vọng hơn . Như trong lời quốc ca của mình : Ðứng lên!Những người không muốn làmnôlệ!
Với máu thịt chúng ta, hãy cùng nhau xây dựng Trường Thành mới!
Dân tộc Trung Hoa đã đến lúc hiểm nguy,
Mỗi người hãy cất lên tiếng thét.
Ðứng lên!Ðứng lên!Ðứng lên!

Cốt lõi ở đây là Trung Quốc phải đứng lên lần nữa. Giới lãnh đạo bắt đầu nói đến chuyện phục hưng ,khôi phục lại những gì đã mất. Trung Quốc từng một thời là nền văn minh lớn nhất và quốc gia lớn nhất thế giới. Họ phải trở lại vị thế đó.
Ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản, ông Tập đã tuyên bố: “Ðể thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, chúng ta nhất định phải giữ vững sự hòa hợp giữa phú quốc và quân sự cường liệt vốn giao kết hỗ tương thành một khối thống nhất.
Sức mạnh quân sự cũng là điều cần có để Ðảng Cộng sản có được tính chính danh ở cương vị một “thái úy” của Trung Quốc. Hệ thống tuyên truyền của đảng đã nêu lại vết thương lịch sử về nỗi quốc sỉ với mục tiêu củng cố căn cước dân tộc xung quanh vai trò của đảng trong công cuộc xây dựng “phú quốc cường quân”.
Thông điệp mà đảng tìm cách phóng chiếu ra là chỉ đảng mới có thể dẫn dắt Trung Quốc đạt đến tầm mức vĩ đại. Ðó là cái logic nằm sau cuộc duyệt binh quy mô lớn diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng Chín năm 2015, như để kỉ niệm 70 năm chiến thắng quân Nhật. Ðội hình binh lính diễu hành và nhiều hàng xe tăng rầm rập – được phát qua màn ảnh truyền hình khắp thế giới
Những quốc gia thực sự vững tin sẽ không cần phải phô trương uy lực quân sự của mình. Thế nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc lại cần phóng chiếu ra hình ảnh của sức mạnh, vừa để gia cố quyền lãnh đạo của họ ở quê nhà vừa để đe dọa những kẻ thù tiềm tàng ở hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật.
Ðây là chuyện đáng sợ đối với những nước lân cận của Trung Quốc , vốn hầu hết có tranh chấp về lãnh thổ hoặc biển đảo . Đặc biệt trong tình trạng các cam kết của Mỹ suy yếu trong thời tổng thống Obama. Không tìm được sự hỗ trợ cần thiết ở Mỹ , một số quốc gia nhỏ yếu hơn đã dần đi tới thoả hiệp với Trung Quốc , đánh đổi nhượng bộ lấy kinh tế và hoà bình .

Việt Nam – với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh – cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong một môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết đối với chúng ta. Trên tinh thần và ý nghĩa đó , ae cần tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, những quan điểm trái chiều để hiểu rõ thêm về Trung Quốc . Một số quan điểm và thông tin quá nhạy cảm tôi sẽ tự né .
Ae có ý kiến bóc phốt xin liên hệ Henry Kissinger ( Trật tự thế giới ), Zbigniew Brzezinski ( Bàn cờ lớn) , Lý Quang Diệu ( Bàn về Tq và Hk ) , nhà báo Phan Đăng ….. , Chứ bài này tôi chưa đủ trình để tự viết. ( tự viết tầm 15%)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *