Nhắc tới đảo, ta nghĩ ngay đến những quần đảo nổi tiếng, nơi mà có hàng trăm, hàng nghìn những hòn đất nổi nhấp nhô giữa biển khơi như Indonesia, Philippines hoặc chí ít là Canada. Tuy nhiên, bạn có biết là top 3 đất nước có nhiều đảo nhất lại không phải là quốc đảo? Đó chính là ba nước Scandinavia: Thụy Điển (267,000), Na Uy (239,000) và Phần Lan (180,000)?
Thậm chí, quốc gia có nhiều đảo thứ 4 thế giới là Canada có tổng số đảo kém đến tận 3 lần Phần Lan. Thế điều đặc biệt nào đã khiến cho vùng Scandinavia và Phần Lan sở hữu một cơ số đảo như vậy?
Một hòn đảo được định nghĩa là vùng đất bị tách biệt với phần đất liền còn lại bởi một môi trường nước, có thể là biển, sông, hồ,… Ở Bắc Âu, ngoại trừ dãy Scandinavia nằm dọc xương sống Na Uy bên bờ Đại Tây Dương, các vùng đất ven biển Baltic lại là đồng bằng với nhiều thung lũng nhỏ (eskers) do tác động từ Kỷ Băng hà, chỉ cách mực nước biển từ 2 – 3m. Khi mực nước biển dâng, các đảo được hình thành, và đa phần có diện tích rất nhỏ.
Ngoài ra, các đảo này giữ được nguyên trạng do ít bị tác động bởi sóng lớn gây xói mòn (do biển Baltic là biển kín). Điều này giải thích thêm vì sao có cùng một kiểu địa hình, nhưng bờ Đông Canada lại có ít đảo hơn, do ở đây “mặt đối mặt” với Đại Tây Dương nên các đảo nhỏ đã có thể bị sóng lấp/xói mòn qua thời gian.
Ngay cả thủ đô Stockholm của Thụy Điển cũng chính là một tập hợp của rất nhiều hòn đảo nhỏ đó (hình 2). Quần đảo này cũng mang tên Stockholm, và đôi khi bạn có thể chọn sở hữu cho mình một hòn đảo nhỏ thay vì mua đất (hình 3)

Cảnh thường thấy ở bờ biển/hồ Bắc Âu: những hòn đảo nhỏ nổi “lởm chởm” với kích thước tương đối nhỏ, khoảng cách gần nhau, do tác động của một dạng địa hình gọi là eskers (địa hình rắn, tạo ra các thung lũng nhỏ, gần nhau).

