SỰ RA ĐỜI CỦA HIẾN PHÁP HOA KỲ
…
Dịch từ VOA
NHU CẦU CẦN MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH MẼ
Ngày 13/5/1787 tướng George Washington đến thành phố Philadelphia, Pennsylvania. Washington là người nổi tiếng nhất nước Mỹ hồi đó.
Ông là tổng tư lệnh đội quân đã đánh đổ Anh quốc trong cuộc Chiến tranh Cách mạng (Revolutionary War). Cuộc chiến này đã giành độc lập cho 13 bang của Mỹ vào năm 1783.
Các bang này hợp nhất với nhau bằng mối quan hệ đồng minh và bằng hữu, gọi là liên bang (confederation).
Nhưng đến năm 1787 thì liên bang gặp rắc rối. Quốc hội (Congress) của họ quá yếu. Nó không thể giải quyết được những tranh chấp giữa các bang. Nó thậm chí còn không thể trả lương cho binh lính đã tham gia cuộc chiến giành độc lập. Và một số binh linh không nhận được lương bắt đầu nổi dậy.
Cuộc nổi dậy ấy đã đe dọa nhiều người nắm quyền. Họ nói rằng chính quyền chính quyền liên bang bất lực trong việc bảo vệ tài sản và ngăn chặn hỗn loạn. Họ yêu cầu Quốc hội phải họp liên bang để thảo luận về các thay đổi.
George Washington là một trong những người tin rằng cần phải có một chính quyền mạnh hơn. Tuy ông muốn vui thú điền viên sau cuộc chiến, nhưng cũng đồng ý tham gia cuộc họp để cải thiện chính quyền. Cuối xuân 1787, ngựa xe đưa ông vượt 250km đường đất đến Philadelphia dự họp.
Khi ấy, cuộc họp có tên là Hội nghị Philadelphia (Philadelphia Convention), hay Hội nghị Liên bang (Federal Convention), hoặc Đại Hội nghị (Grand Convention). Ngày nay chúng thường gọi là Hội nghị Lập hiến.
Cuối cùng, có 55 người đàn ông từ 12 bang dự họp. Chỉ có Rhode Island, bang nhỏ nhất, không cử người tham gia.
Những người dự họp này gọi là các đại biểu (delegate) hay nghị sĩ (deputy).
Các đại biểu đã bầu George Washington là chủ tịch hội nghị. Nhưng Washington nói rất ít trong các cuộc họp. Một người khác từ Virginia, James Madison, nhanh chóng trở thành thủ lĩnh. Madison đến Philadelphia với một bản kế hoạch củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
BẢN KẾ HOẠCH CỦA MADISON
James Madison rất thông minh. Ông cũng khôn khéo về mặt chính trị. Ông đưa bản kế hoạch ấy cho những đại biểu lớn đọc trước.
Ngày họp đầu tiên, thị trưởng Virginia, Edmund Randolph, mô tả bản kế hoạch chính quyền trung ương của Madison. Chính quyền ấy sẽ có ba phần, hay ba nhánh:
1. Nhánh đầu tiên là cơ quan lập pháp (legislature) chịu trách nhiệm soạn thảo pháp luật. Các bang có dân số đông hơn thì có nhiều phiếu hơn các ít dân.
2. Nhánh thứ hai là cơ quan hành pháp (executive), tức là tổng thống (president). Tổng thống sẽ thực thi pháp luật.
3. Nhánh thứ ba là hệ thống toà án (court system), bao gồm một toà án tối cao (supreme court). Các toà án sẽ xét xử những tranh chấp theo pháp luật.
Nhiều đại biểu bị sốc. Đề xuất của Madison rất khác so với chính quyền liên bang. Chính quyền liên bang lúc đó không có tổng thống hay toà án. Và trong Quốc hội Liên bang thì mỗi bang đều có một phiếu như nhau. Các bang đều bình đẳng. Trái với thực tế ấy, Madison muốn những bang đông dân hơn sẽ có nhiều quyền lực hơn.
Trong các tuần tiếp theo, các đại biểu trình bày những quan ngại của họ về bản kế hoạch của Madison.
William Paterson, đại biểu của New Jersey, đề nghị thêm quyền cho các bang nhỏ. Các đại biểu biểu quyết cho Bản Kế hoạch của New Jersey. Nhưng không ai đồng ý cả.
Hội nghị tiếp tục. Các đại biểu họp nhau năm đến sáu ngày một tuần trong Nghị trường Quốc hội (Assembly Room of the State House). Đó là một căn phòng nhỏ và nóng nực. Các đại biểu tập trung quanh những cái bàn. Nhiều người ghi chép bằng bút lông chấm mực. Mắt kiếng cứ tháo ra rồi đeo vào. Gậy batoong cứ giộng xuống nền nhà.
Không lâu sau đó, các đại biểu quyết định không nói cho ai biết về cuộc thảo luận giữa họ. Họ quyết định giữ bí mật để có thể đổi ý nếu cần. Kết quả là, họ đóng các cửa sổ của nghị trường. Tiết trời mùa hè khi ấy lại càng thêm nực.
Đôi lúc các đại biểu ăn tối với nhau và tiếp tục bàn bạc riêng tư. Nhưng tiến triển của hội nghị diễn ra chậm chạp. Và họ nhớ vợ con, nhớ công việc ở nhà.
Nhiều người nghĩ rằng hội nghị sẽ thất bại.
Có ba vấn đề chính chia rẽ các đại biểu.
Mỗi bang sẽ có bao nhiêu đại diện trong Quốc hội?
James Madison đề nghị số lượng đại diện phải tuỳ theo dân số. Ví dụ, cứ 40,000 dân thì cần có một đại diện.
Nhưng đại biểu của những bang nhỏ chống lại ý kiến này. Họ không muốn vị lấn át (overpower) trong Quốc hội. Họ nói rằng mỗi bang nên có số đại diện bằng nhau bất kể lớn nhỏ. Và điều đó là tốt nhất cho Hiến pháp Hoa Kỳ
Roger Sherman đến từ Connecticut phần nào giúp vấn đề ngã ngũ. Ông đề xuất Quốc hội sẽ có hai bộ phận: Một bộ phận với số đại diện tuỳ theo dân số, và một bộ phận với số đại biểu bằng nhau cho mỗi bang.
Nhưng giải pháp với tên gọi Thoả ước Connecticut (Connecticut Compromise) lại làm phát sinh một vấn đề khác.
Hiến pháp Hoa Kỳ sẽ giải quyết vấn đề nô lệ như thế nào?
Vào thời gian diễn ra hội nghị thì cứ năm người Mỹ lại có một nô lệ.
Nô lệ là hợp pháp tại hầu hết mọi bang, và nền kinh tế của cả nước Mỹ một phần dựa vào việc buôn bán nô lệ hoặc lao động nô lệ. Tuy nhiên, phần lớn nô lệ sống ở miền Nam. Đa phần họ làm việc trong những trang trại lớn gọi là đồn điền (plantation) trồng cấy thương mại.
Các đại biểu muốn tính cả số nô lệ vào dân số của bang họ. Vì dân số càng đông thì càng được phép có nhiều đại diện trong Quốc hội.
Nhưng các đại biểu chống lại chế độ nô lệ thì phản đối. Họ chỉ ra rằng luật pháp các bang xem nô lệ là tài sản. Việc tính nô lệ vào dân số sẽ làm xảy ra nguy cơ các bang có nô lệ sẽ có nhiều quyền lực hơn để tiếp tục việc biến người khác thành nô lệ. Khi số nô lệ gia tăng thì quyền lực chính trị của những bang có nô lệ cũng tăng theo.
Cuối cùng, các đại biểu trở lại công thức chính quyền liên bang. Công thức này nói rằng chính quyền có thể tính một phần nô lệ để quyết định việc đánh thuế mỗi bang.
Các đại biểu áp dụng chung một công thức. Họ quyết định sẽ tính “toàn bộ số người tự do” và 3/5 “số người còn lại” cho mục đích đánh thuế và cử đại diện. Quyết định tính 60% số nô lệ này được gọi là điều khoản 3/5 (3/5 clause)
Ngoài điều khoản 3/5, các đại biểu còn tạo ra một số điều khoản khác về nô lệ. Họ nói chính quyền trung ước không được ngăn cản các bang tham gia buôn bán nô lệ quốc tế cho đến năm 1808 – tức là 20 năm trong tương lai.
Chính quyền trung ương phải giúp ngăn chặn nổi loạn tại các bang, bao gồm cả những cuộc nổi dậy của nô lệ.
Và, các quan chiếc ở mỗi bang phải hoàn trả những nô lệ bỏ trốn cho chủ của họ – dù những nô lệ bỏ trốn ấy có trốn đến những bang cấm chế độ nô lệ.
Tuyên ngôn nhân quyền
Hội nghị Philadelphia kết thúc. Một số đại biểu đã ra về. Đó là vào tháng Chín. Thời tiết đã mát mẻ hơn.
Nhiều công việc đã giải quyết xong. Các đại biểu quyết định giữ lại nhiều yếu tố trong kế hoạch của Madison về một chính quyền trung ương. Đồng thời, họ cũng tìm ra những cách chia sẻ quyền lực với chính quyền các bang. Theo đó, Hiến pháp sẽ tạo ra một hệ thống mà Madison mô tả là “vừa liên bang vừa quốc gia”
Quan trọng nhất là các đại biểu đồng ý rằng quyền lực của chính quyền không đến từ Quốc hội, hay tổng thống, hay một vị vua, hay thậm chí cả thượng đế. Họ phát biểu rõ ràng rằng dân chính dân chúng mới là những người trao quyền lực cho Hiến pháp.
Tuy nhiên, Hiến pháp Hoa Kỳ không tạo ra thể chế cộng hoà.
Vì đối với hầu hết đại biểu thì cộng hoà là một kiểu độc tài. Các học giải chỉ có thể chỉ ra một vài thể chế cộng hoà thành công trong lịch sử – và là ở những lãnh thổ rất nhỏ. Ngược lại, nước Mỹ năm 1787 trải dài hơn 1,4 triệu kilimet và bao gồm tới 4 triệu dân.
Nhưng hầu hết các đại biểu tin rằng mọi người đều có những quyền mà nhà nước không thể trao cho cũng như tước đoạt.
Nhiều hiến pháp bang nói rõ đó là những quyền gì. Vào những ngày cuối cùng của hội nghị Philadelphia, một đại biểu khác đến từ Virginia, George Mason, đứng lên và đề nghị rằng hiến pháp nhà nước phải mô tả những quyền của công dân – ví dụ, quyền được xét xử bởi một toà án với bồi thẩm đoàn là công dân địa phương, hoặc quyền theo đuổi tôn giáo một cách tự do.
Một số đại biểu đồng ý với George Mason. Số khác, bao gồm Madison, không nghĩ một tuyên ngôn nhân quyền như thế là cần thiết. Nếu nhân quyền có một cách tự nhiên, những người phản đối tranh luận, thì chúng ta không cần phải mô tả chúng.
Bên cạnh đó thì hầu hết các đại biểu đều đã mệt mỏi. Họ muốn về nhà với vợ con và công việc. Họ biểu quyết không cần có một tuyên ngôn nhân quyền.
George Maso nổi giận đến mức ông từ chối ký vào văn kiện bế mạc.
Hai đại biểu khác cũng từ chối ký. Eldridge Gerry của bang Massachusetts đặc biệt phản đối việc thiếu sót một bản tuyên ngôn như vậy. Edmund Randolph, người đã trình bày kế hoạch Madison, nghĩ rằng Hiến pháp cũng đã trao quá nhiều quyền lực cho chính quyền trung ương.
17/09/1782, các đại biểu còn lại đi đến trước Nghị trường và ký tên vào Hiến pháp. Một đại biểu khác không có mặt nhờ người ký tên hộ. Văn kiện bế mạc bao gồm 39 chữ ký, bắt đầu với Washington.
Hiến pháp đã vượt xa hơn việc điều chỉnh một số thay đổi cho chính quyền liên bang. Thay vào đó, nó tạo ra một chính quyền mới với quyền lực kiến tạo kinh tế quốc gia và các tổ chức nhà nước.
Nhưng văn kiện ấy vẫn chỉ là một đề xuất. Thứ nhất, nó phải được gửi tới Quốc hội Liên bang. Các quan chức ở đó sẽ yêu cầu từng bang đã tham gia hội nghị biểu quyết cho đề xuất ấy. Phải có chín trong số mười ba bang tán thành thì Hiến pháp Hoa Kỳ mới hợp pháp.
Hai ngày sau đó, các nhà in ở Philadelphia đã sao chép văn kiến và vội vã gửi tới các tờ báo trên khắp đất nước.
Lần đầu tiên công chúng biết những người ở Philadelphia đã làm gì. Nhiều người nổi giận. Họ không muốn có một chính quyền trung ương mạnh mẽ đến vậy cai trị họ từ xa. Họ kêu gào muốn chấm dứt ngay cái thể chế ấy, đó là lý do vì sao họ đã chiến đấu với nước Anh.
Những người khác thì đòi hỏi phải có một tuyên ngôn nhân quyền. Dù sao thì thì họ đã có một tuyên ngôn như thế trong các hiến pháp bang.
Một số khác không muốn có tổng thống. Ông ta thì khác gì một ông vua?
Trong chín tháng, người Mỹ tranh cãi về hiến pháp đề xuất ấy. Tuy không phải mọi người đều có thể biểu quyết, những hầu hết đều có thể nói về một kiểu chính quyền họ mong muốn. Một số học giải nói rằng tranh cãi về Hiến pháp Hoa Kỳ là hành động dân chủ nhất trong lịch sử thế giới tính đến thời điểm đó.
Bang Delaware tán thành Hiến pháp gần như ngay lập tức.
Năm bang khác làm theo. Nhưng nhiều bang lớn – gồm Virginia và New York – lại phản đối. Họ không muốn từ chối Hiến pháp và rời khỏi khối liên bang, nhưng họ cũng không muốn chấp nhận một hiến pháp mà không có tuyên ngôn nhân quyền.
Tại Virginia, James Madison lại đi trước một bước. Ông hứa với hội đồng bang rằng Quốc hội mới có thể bổ sung một số điểm cho Hiến pháp Hoa Kỳ. Những bổ sung ấy có thể mô tả nhân quyền và giới hạn của quyền lực nhà nước. Các bang khác cũng đồng ý tin rằng Quốc hội mới sẽ bổ sung một tuyên ngôn nhân quyền.
Chưa đầy một năm sau khi hội nghị Philadelphia, chín bang đầu tiên đã đồng ý tán thành đề xuất của các đại biểu. Ngày 4/03/1789 Hiến pháp Mỹ có hiệu lực như là luật pháp tối cao trên toàn lãnh thổ.
Năm tiếp theo, cử tri nhất trí bầu George Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Một lần nữa ông phải rời dinh cơ tại Virginia để vượt qua một hành trình dài đến New York, thủ đô đầu tiên của đất nước. Vợ ông, Martha, về sau cũng sang với ông.
Bấy giờ công việc của Washington là thực thi Hiến pháp. Ông biết nhiệm vụ này không dễ. Hiến pháp không trả lời mọi câu hỏi về việc chính quyền sẽ vận hành ra sao, và nó cũng không giải quyết mọi tranh cãi mà những đại biểu và công chúng đã đưa ra.
Trên thực tế thì người Mỹ tiếp tục tranh luận về hiến pháp xuyên suất lịch sử quốc gia. Nhưng Hiến pháp vẫn luôn là luật pháp tối cao. Nó là hiến pháp quốc gia bằng văn bản cổ xưa nhất vẫn còn sử dụng tới ngày nay.
Một số học giả nói rằng bí mật của thành công này đó nằm ở quá trình điều chỉnh, cho phép Hiến pháp có thể thay đổi một cách ôn hoà. Từ năm 1788, các điều chỉnh đối với Hiến pháp đã mở rộng quyền cử tri cho tất cả công dân Hoa kỳ trưởng thành.
Một số người cho rằng sức mạnh của nó nằm ở sự phân quyền giữa ba nhánh chính quyền. Chính Washington cũng viết rằng Hiến pháp tạo ra một chính quyền trung ương đủ mạnh để làm việc hiệu quả, nhưng không quá mạnh để đàn áp. Và ông ngạc nhiên rằng dân chúng với đủ các dạng quyền lợi khác nhau lại có thể đồng ý về một hệ thống chính quyền nào đó. Khả năng tìm được sự nối kết, theo ông, chính là “một phép lạ hiếm có”.
…
Bài đã có đăng tại https://dichthuatlightway.com/2020/04/16/su-ra-doi-cua-hien-phap-hoa-ky/