SỰ RA ĐỜI CỦA CCP

Đảng Cộng Sản Trung Quốc gọi tắt là (CPC).
Hiện Đảng này đang nắm trọn quyền lực tại TQ và có hơn 100 triệu thành viên, đông hơn cả dân số Việt Nam, trở thành 1 đảng mạnh nhất, đông nhất thế giới. Nhưng con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của CPC có dễ dàng ? Rất kinh ngạc, công nhận đó là cả 1 kỳ tích. Phải chăng lịch sử đã sắp đặt hay do họ dùng thủ đoạn, biết chớp lấy thời cơ ?

Từ cuối thời Mãn Thanh cho đến thời kỳ Dân Quốc (1911–1949), Trung Hoa đã trải qua rất nhiều biến động từ ngoài vào trong. Xã hội thì hỗn loạn, người dân thì lầm than. Lúc này các phần tử trí thức và sĩ phu nung nấu hoài bão cứu nước. Học theo đường lối của Anh không thành, rồi Pháp cũng không được. Vậy nên họ chuyển sang con đường của Nga với khát vọng thống nhất và ổn định Trung Hoa.

Kinh nghiệm, lý tưởng giữa các nhóm yêu nước khác nhau dẫn đến lý luận, học thuyết và con đường khác nhau. Thế rồi có 1 nhóm trong đó đã gặp người liên lạc của ĐCS Bolshevik. Tư tưởng “dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền” rất hoà điệu với lòng sốt sắng của nhóm này. Chủ nghĩa CS chính thức du nhập vào Trung Hoa.

Tổng cộng có 13 đại biểu tham gia hội nghị đầu tiên. Năm tháng trôi qua, người thì chết, người thì bỏ đi, người thì theo đế quốc Nhật trở thành Hán gian, người thì bỏ sang Quốc Dân Đảng. Cho đến năm 1949 khi CPC giành được chính quyền thì chỉ còn 2 trong số 13 đảng viên thế hệ đầu trụ lại trong Đảng. Đó là Mao Trạch Đông và Đổng Tất Vũ.

Chỉ 1 thời gian ngắn sau cách mạng tháng 10, những người Bolshevik đã bắt đầu dòm ngó sang Trung Quốc. Năm 1920, Nga Xô Viết thành lập Ban Viễn Đông tại Siberia-một chi nhánh của Cộng Sản Quốc Tế với nhiệm vụ quản lý và thành lập ĐCS tại Trung Quốc cũng như các nước xung quanh. Ngay sau khi thành lập, phó ban Grigori Voitinsky đã đến Bắc Kinh liên hệ với Lý Đại Chiêu và Chiêu đã giới thiệu Voitinsky đến Thượng Hải gặp mặt Trần Độc Tú. Tháng 8/1920, Voitinsky cùng Trần Độc Tú, Lý Hán Tuấn, Trấm Huyền Lư, Du Tú Tùng, Thi Tồn Thống…cùng một số vị khác chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).

Tháng 6/1921, Trương Thái Lôi đã đến Yakutsk ở Siberia để đệ trình lên Cộng Sản Quốc Tế thông qua Ban Viễn Đông bản kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) như 1 chi bộ của Cộng Sản Quốc Tế. Ngày 23/7/1921, với sự trợ giúp của Nikonsky và Maring từ Ban Viễn Đông, CPC đã chính thức được thành lập.

Mới thành lập, không có tiền, không có lý luận, không có thực tiễn nên CPC không lấy được gì làm cơ sở. Họ chấp hành theo mọi lộ trình mà Liên Xô đề ra. CPC phải dựa vào Liên Xô để trưởng thành kinh nghiệm trong cướp đoạt chính quyền bằng vũ trang và chuyên chính vô sản. Chính trị, tư tưởng, và cách thức tổ chức đều phải nghe theo Liên Xô. Liên Xô thì lại luôn bí mật chi phối và điều khiển CPC. Họ theo dõi rất sát sao. Tóm lại, Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của CPC.

Tại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của CPC, Đảng chương CPC được thông qua chính là do Cộng Sản Quốc Tế soạn ra, tuyên ngôn cũng được soạn theo: chủ nghĩa Mác-Lê, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, học thuyết lập đảng, và cương lĩnh Đảng Cộng sản Liên Xô. Trần Độc Tú đã từng có lần bất đồng ý kiến với Maring của Cộng Sản Quốc Tế. Maring gửi một bức thư cho Trần Độc Tú, nói rằng nếu ông Trần là đảng viên chân chính thì ông phải tuân theo mệnh lệnh từ Cộng sản Quốc tế. Dù Trần Độc Tú là sáng lập viên CPC đi nữa, ông ta vẫn phải tuân lệnh Cộng sản Quốc tế. Trên thực tế CPC là một chi bộ của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Năm 1923, Trần Độc Tú đã công khai thừa nhận tại Đại hội Đại biểu CPC lần thứ 3 rằng kinh phí của Đảng hầu hết là do Cộng sản Quốc tế chu cấp. Trong 1 năm, Cộng sản Quốc tế đã chu cấp khoảng 200.000 nhân dân tệ cho CPC nhưng kết quả thu được không mấy hài lòng. Cộng sản Quốc tế trách các đồng chí Trung Quốc đã không nỗ lực.

Theo một văn kiện của CPC với thống kê chưa đầy đủ. Từ tháng 10/1921 đến tháng 6/1922, CPC đã nhận 16.655 nhân dân tệ, năm 1924 nhận 2.000 Đô la Mỹ và 35.000 nhân dân tệ; năm 1927 nhận 187.674 nhân dân tệ. Mỗi tháng Cộng sản Quốc tế chu cấp khoảng hơn 20k nhân dân tệ. Những mánh khoé mà CPC thường dùng ngày nay như đi cổng sau, mua chuộc, đút lót, thậm chí uy hiếp… đều được dùng từ thời bấy giờ. Cộng sản Quốc tế từng phê bình nghiêm khắc các đồng chí Trung Quốc hay dùng các mánh khoé xin tiền. “Họ thường lợi dụng các nguồn kinh phí khác nhau (Ban liên lạc Quốc tế, các đại biểu của Cộng sản Quốc tế, các tổ chức quân sự,…) để xin cùng một khoản. Bởi vì nguồn kinh phí này có thể không biết rõ nguồn kinh phí kia đã chi khoản đó hay chưa… Điều thú vị là các đồng chí Trung Quốc đã nhanh chóng nắm vững được tính tình của các đồng chí Liên Xô để còn biết được cách đối xử khác biệt với từng người và biết ai là người dễ duyệt chi. Hơn nữa, khi không được duyệt chi, các đồng chí Trung Quốc bắt đầu hoãn họp, lấy lí do đau ốm này nọ…Thậm chí còn có những thủ đoạn xảo trá như phao tin đồn rằng nhân viên công tác địa phương có mâu thuẫn với Liên Xô nên tiền đã không đến tay CPC mà rơi vào tay quân phiệt”.

https://cpcchina.chinadaily.com.cn/…/27/content_13901552.htm



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *