———–
[Tiếp tục cuộc chiến trọng thương ]
▪ Cộng hòa hàng hải Pisa. Đối thủ liền kề của Genoa lúc bấy giờ đã suy tàn. Vì vậy Genoa nhanh chóng kiểm soát được Corsica và Bắc Sardinia. Năm 1266, Genoa đánh dấu sự phát triển sang Phía Đông Địa Trung Hải bằng việc mua lại thành phố Kaffa. Phát triển con đường hàng hải và thuộc địa sang Biển Đen và các lãnh thổ nhượng từ Byzantine. Sự Phát triển này đã dẫn tới xung đột trọng thương với Cộng Hòa Venice. Xung đột dẫn đến chiến tranh sau khi Venice tấn công thành đô Genoa và gây nhiều thiệt hại lên đội tàu 125 chiến thuyền (1296)
▪ Năm 1298, Genoa đánh tan 95 tàu Venice trong trận chiến Curzola. Tuy Nhiên chiến thằng này đổi bằng sự thiệt hại của 75 tàu chiến Genoa. Hai cường quốc này phải huy động đáng kể các nguồn lực để tái trang bị các tàu chiến mới và mất nhiều nguồn lực. Vì vậy cuộc xung đột với người Venice của Genoa kết thúc trong bế tắc.
▪ Sau cuộc chiến. Genoa thống trị việc buôn bán nô lệ tại Địa Trung Hải. Và họ có thể Duy trì đội tàu hùng mạnh của mình với ít chi phí hơn từ việc lợi dụng sức lao động của nô lệ.
▪ Năm 1340, Genoa hỗ trợ Pháp trong Cuộc chiến trăm năm với trận Sluys.
▪ Năm 1347. Từ Thuộc Địa Biển Đen Kaffa, các thuyền viên Genoa mang Cái Chết Đen lần đầu tiên đến Châu Âu. Việc này ảnh hưởng sự phát triển hàng hải của Genoa cách cực kì tiêu cực. Việc hơn 40.000 công dân Genoa thiệt mạng trong đại dịch khiến quân đội quốc gia này giảm đi tiềm lực của nó. Chưa kể các thủy thủ chất lượng của Cộng Hòa cũng thiệt mạng trong đại dịch. Đó là chưa kể các biện Pháp cách ly sau này ảnh hưởng đến năng suất trung chuyển của người Genoa.
▪ Genoa bước vào cuộc xung đột trọng thương lần thứ 3 với Venice. Nguyên nhân vẫn là do tranh chấp thương mại ở khu vực biển Đen năm 1350. Venice lúc này liên minh với vương quốc Aragon và Đế quốc Byzantine. Trong trận chiến Bosporus tháng 2 năm 1352, Genoa đánh bại người Byzantium và buộc Đế quốc Byzantine rời khỏi liên minh với Venice. Năm 1353, hải quân hùng mạnh của Genoa đại bại tại trận Alghero, Genoa mất đi sức mạnh đáng kể và buộc phải giải thể nền Cộng Hòa. Sát nhập vào sự thống trị của Công tước Milan, việc sát nhập này giúp Venice chấp nhận 1 hiệp định hòa bình với Milan (lúc này đang kiểm soát Genova). Nhưng trước khi hai bên ký kết hiệp ước hòa bình, Đô đốc Paganino Doria vẫn chỉ huy 1 cuộc đột kích tiêu diệt 35 thuyền buồm Venice trong trận Pylos. Cuối cùng thì hiệp ước hòa bình vẫn được ký kết giữa Venice và Milan. Sự kiện này đánh dấu Genoa mất vai trò độc tôn ở Địa Trung Hải. Thay vào đó là sự nổi lên của Aragon.
▪ Tuy nhiên Aragon vẫn chưa thể khẳng định sức mạnh cho tới khi Genoa tuyên chiến 1 lần nữa với Venice (1378), hai bên đã xung đột đến năm 1380 mà không có ưu thế rõ rệt. Trận chiến gây cạn kiệt hoàn toàn các nguồn lực của Venice lẫn Genoa. Họ mất nhiều tàu chiến tốt và hạm đội có kinh nghiệm. Cùng nhiều thủy thủ giỏi và các thuộc địa bị tàn phá nặng nề đến mức không tự phục hồi được. Lúc này Aragon mới thực sự trở thành kẻ thống trị Địa Trung Hải.
SUY TÀN
▪ Hải quân Genoa – Vốn đã kiệt quệ từ các cuộc xung đột trước đó với bị tàn phá bởi dịch bệnh. Nay đã giảm đáng kể sức mạnh
▪ Năm 1390, Genoa nhận sự hỗ trợ từ Pháp trong cuộc Thập Tự Chinh chiếm đóng Tunisia. Tuy nhiên điều này đã làm thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Thành phố bị áp lực Phải tuyên bố sát nhập vào Pháp năm 1396, Hải quân chịu sự kiểm soát của người Pháp.
▪ 7/10/1403, Genoa đánh bại người Venice trong trận Modon. Nền Cộng Hòa sau đó giành độc lập từ Pháp năm 1409. Lúc này Milan và Aragon đang trong cuộc chiến tranh dành Sicilia (1435) Genoa hỗ trợ Milan trong trận giải vây Gaeta, ở đây họ đánh tan hạm đội đông đúc của Quốc Vương Aragon và bắt giữ Vua Alfonso V. Tuy vậy Aragon vẫn kiểm soát được Sicilia và gây khó khăn cho sự hồi phục hàng hải của Genoa.
▪ SAU VENICE VÀ ARAGON. GENOA PHẢI CHẠM TRÁN 1 KẺ THÙ MẠNH HƠN: OTTOMAN.
▪ Thế kỷ XV, Đế quốc Ottoman trỗi dậy và đánh bại Byzantine, vốn là bạn hàng của Genoa. Cũng như chiếm cái Công quốc Thập tự như Sip, Trebizond….. Nơi vốn là nguồn thu nhập cho Cộng Hòa Genoa và trực tiếp đánh chiếm các lãnh thổ hàng hải của Genoa. Điều này gây ra sự suy thoái kinh tế nặng nề cho Genoa đồng thời chất lượng hải quân của nền Cộng Hòa cũng đi xuống.
▪ Sau sự kiện Constantinople thất thủ (1453), Ottoman cắt đứt đường đi từ Địa Trung Hải đến Biển Đen. Cô lập các thuộc địa Biển Đen của Genoa, buộc phải giải thể các hạm đội ở Biển Đen. Từ bỏ các thuộc địa và phá hủy nhà xưởng, kho tàng. Hạm đội huy hoàng của Genoa không thể đánh bại lực lượng hùng hậu của Ottoman.
,,,,,,,,,(còn),,,,,,,,,