Sự kiện nào mà ngày nay khoa học vẫn chưa thể lý giải?

Đây là một sự kiện xảy ra cách đây 500 năm trước, mà vẫn làm rối trí các nhà khoa học, sử gia và bất cứ ai muốn hiểu nó.

Tháng 7 năm 1518, ở thị trấn Strasbourg, Alsace (giờ là Pháp), có chuyện gì đó bất thường xảy ra.

Một người phụ nữ nội trợ, Trau Troffea, ra khỏi nhà, đứng giữa đường rồi bắt đầu nhảy múa. Mọi người thấy rất lạ, kể cả chồng của cô, nhưng không ai chú ý nhiều.

Cô ta cứ nhảy múa suốt ngày như vậy và chỉ dừng lại khi đã ngủ say vì kiệt sức. Sáng hôm sau, khi vừa ngủ dậy thì cô ta lại nhảy múa tiếp.

Lần này, người ta đã chú ý và thấy điều này cực kì bất thường, và họ tụ tập đông người xung quanh cô ta để xem cô nhảy múa mà không cần nhạc gì cả. Đến lúc này, chân cô ta đã bị trầy xước và chảy máu nhưng không có gì cho thấy cô sẽ dừng lại cả.

Nhưng 4 ngày kế tiếp, chuyện kì quái hơn đã xảy ra. 34 người đã cùng nhảy múa không ngừng.

Trong 4 tuần, con số khoảng 400 người đã nhảy múa không thể kiểm soát.

Những người không bị ảnh hưởng không hề biết làm sao khi họ thấy hàng xóm mình nhảy múa, la hét trong đau đớn và van xin giúp đỡ, có vẻ như cũng chẳng thể giúp họ dừng lại được.

Vì lúc đó đang giữa mùa hè, nên tới 15 người đã chết vì nóng, mất nước và kiệt sức.

Hội đồng thành phố kêu gọi giúp đỡ từ những người bác sĩ địa phương nhằm cố gắng ngăn chặn sự điên rồ này và rồi các bác sĩ chẩn đoán những người nhảy múa tội nghiệp là bị “nóng máu”

“Nóng máu” đó là khi não bị nóng quá mức, gây nên điên loạn. Nhưng các bác sĩ thời đó không thể dùng phương chữa của mình được, đó là Thủ thuật mở tĩnh mạch (Bloodletting). Vì người bệnh không thể dừng lại đủ lâu để rút máu bớt ra ngoài.

Nên hội đồng thành phố đành thử cách khác.

Họ thuê những người chơi nhạc và đưa những người khác vào thành phố để mở tiệc và giữ những bệnh nhân nhảy múa bên ngoài.

Nó đã có vẻ như hiệu quả, khi mà nhịp nhảy của người bệnh dần chậm lại, nhưng những người chơi nhạc lại muốn thay đổi và chơi nhịp nhanh hơn trên nền nhạc một bài nhạc sống động, làm cho dân làng một lần nữa, nhảy múa loạn xạ như trước.

Thấy điều này không hiệu quả, họ quyết định rằng đây không phải là một ca “nóng máu” hay gì. Mà là thứ còn tệ hơn, đó là một lời nguyền lên thành phố. Lời nguyền trút lên đầu tất cả vì tất cả bọn tội đồ đều trong đây cả.

Hội đồng bắt tay ngay vào giải quyết. Họ đóng cửa mọi nhà cái cờ bạc và nhà chứa, cấm tất cả ai được cho là tội đồ khỏi thành phố.

Tuyệt vọng đến nỗi, họ còn cấm luôn cả âm nhạc và nhảy múa, cho rằng chúng phạm pháp

Nhưng bạn cũng biết rằng không gì đã có thể ngăn chặn những đôi chân rỉ máu và trầy xước đó khỏi nhảy múa cả.

Mọi chuyện cứ tiếp diễn đến tháng 9.

Đến tận ngày nay, vẫn chưa rõ là cái gì đã gây nên hiện tượng như vậy, dù có nhiều giả thuyết như bệnh rối loạn thần kinh hàng loạt vì nghèo đói cùng cực và vị thế đặc biệt xung quanh Tòa Thánh Vitus, vốn được tin là vị Thánh đã nguyền rủa họ.

Bất ngờ thay, chuyện này đã xảy ra một vài lần hơn rồi, khắp châu Âu. Có những đợt bùng phát như vậy vào năm 1247, 1278, 1375, 1381, 1428 và có thể còn nhiều hơn nhưng chưa được sử sách ghi lại.

Có những trường hợp những người không chỉ nhảy múa mà còn gặp ảo giác và có trường hợp chỉ toàn là trẻ em.

Đã hàng thế kỉ trôi qua, từ ca cuối cùng của Đại Dịch Nhảy múa, nhưng vẫn khá đáng sợ để nghĩ đến vì vẫn chưa có lời giải thích thảo đáng nào cho đến tận hôm nay.

Cảm ơn vì đã đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *