Sớm ngày 13 tháng 8 năm 1961, Các công nhân xây dựng Đông Đức được canh chừng bởi lính và cảnh sát bắt đầu chia cắt những con phố và dựng hàng rào khắp thành phố Berlin và khu vực xung quanh. Đêm đó đánh dấu một trong những đường chia cắt bi thảm nhất lịch sử. Việc xây dựng bức tường được tiếp tục trong thập kỷ kế tiếp, nó cắt qua những khu phố, chia rẽ nhiều gia đình và chia cắt không chỉ nước Đức mà cả thế giới.
Để hiểu tại sao xảy ra thời điểm này, chúng ta phải quay về Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Mỹ, Anh, Pháp sau khi đánh bại phát xít Đức, mỗi quốc gia thắng trận sẽ được chiếm một phần lãnh thổ. Việc chia cắt vốn dĩ là tạm thời nhưng những cựu đồng minh lại mâu thuẫn lẫn nhau về tầm nhìn của họ cho Châu Âu thời hậu chiến. Trong khi phương Tây ủng hộ thị trường tự do thì Liên Xô lại tìm cách cô lập mình với những nước xã hội chủ nghĩa.
Vì mối quan hệ giữa các nước xấu đi, cộng hoà liên bang Đức được thành lập ở phía Tây trong khi Liên Xô thành lập cộng hoà dân chủ Đức ở phía Đông. Phía đông nước Đức hạn chế quan hệ thương mại với phương Tây nên hình thành một đường biên giới vô hình mà vững chắc được gọi là “bức màn sắt”
Ở thủ đô Berlin mọi thứ rất phức tạp. Mặc dù cả thành phố nằm trong lãnh thổ của Đông Đức, các nước thoả thuận quản lý chung thành phố sau chiến tranh. Mỹ, Anh, Pháp thành lập một vùng dân chủ ở những quận phía Tây Berlin.
Trong khi người Đông Đức bị cấm rời khỏi đất nước thì người dân sống ở Đông Berlin việc này lại khá dễ dàng. Bạn chỉ cần đi bộ hoặc tàu điện, xe hơi, xe buýt là có thể sang Tây Berlin và có thể sang Tây Đức thậm chí tiến xa hơn.
Biên giới mở này tạo ra một vấn đề lớn cho lãnh đạo Đông Đức. Họ tuyên bố họ đại diện cho chế độ cộng sản chống phát xít và miêu tả Tây Đức là nơi tiếp nối chủ nghĩa phát xít. Trong khi đồng minh và Mỹ đổ tiền để tái thiết Tây Đức thì Liên Xô lại lấy tài nguyên phía Đông Đức như là bồi thường chiến tranh.
Cuộc sống bên trong Đông Đức khá ít tự do bởi người dân luôn được trông coi cẩn thận bởi quân lính và cảnh sát. Nếu phía Đông tập trung đầu tư cho an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe miễn phí thì phía Tây lại tăng trưởng nhanh về lương bổng, tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn và đời sống cá nhân tự do hơn.
Năm 1961, khoảng 3,5 triệu người tức 20% dân số Đông Đức đã rời đi bao gồm những chuyên gia trẻ tuổi. Để không bị tổn thất dân số cũng như nhân lực hàng đầu cả nước, Đông Đức quyết định đóng cửa biên giới đó là lúc bức tường Berlin hình thành. Bức tường dài 43 km xuyên qua Berlin và hơn 112 km xung quanh Đông Đức. Một số người phía Đông đã trốn bằng cách nhảy qua hàng rào nhưng vì bức tường ngày càng mở rộng nên việc này trở nên khó khăn hơn.
Năm 1965, rào cản dài 106 km cao 3,6 m được củng cố bằng bê tông, ở phía trên được chặn bằng ống nhẵn để ngăn việc trèo qua. Qua nhiều năm tiếp theo, bức tường được củng cố bởi dây thép gai, chó bảo vệ, dây mìn cùng với 302 tháp canh và 20 hầm trú ẩn. Một hàng rào song song rộng 100 m được gọi là dải đất chết. Ở đó các căn nhà bị phá hủy và được phủ đầy cát để tầm nhìn của lính canh được rõ hơn.
Dù vậy theo thống kê có gần 5000 người đã trốn thoát thành công khỏi Đông Đức từ 1961-1989. Một số nhà ngoại giao, vận động viên đã trốn khi ở nước ngoài. Còn dân thường thì đào hầm, bơi qua các kênh, bay bằng khinh khí cầu hoặc thậm chí tông đổ bức tường bằng xe tăng cướp được!?? Tuy nhiên nguy cơ chết rất cao. Gần 140 người chết, có vài lần người Tây Đức chứng kiến nhưng không thể giúp gì cho họ.
Bức tường đã ổn định kinh tế Đông Đức khi đã ngăn chặn được người lao động rời đi nhưng lại phá hủy danh tiếng Đông Đức và trở thành biểu tượng cho sự đàn áp của chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù phía Đông vẫn cho phép người dân của họ thăm gia đình ở Tây Đức nhưng họ vẫn cố ngăn cản mọi người thực hiện quyền lợi này bằng quy trình hành chính phức tạp và chi phí cao, tuy nhiên họ vẫn phải choáng ngợp với số đơn nộp để được thăm gia đình.
Năm 1980, sự tự do hóa bắt đầu lan san khối Đông Âu đã đẩy các cuộc biểu tình đòi tự do đi lại và dân chủ. Chiều tối ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đông Đức cố gắng xoa dịu bằng cách cho việc cấp phép tự do đi lại dễ dàng hơn nhưng người Đông Berlin đã hiểu nhầm là biên giới đã được mở khiến hàng ngàn người Tây Berlin gây áp lực buộc bảo vệ phải mở cổng. Vui mừng vì dòng người đổ vào Tây Berlin, người dân hai bên đã trèo lên tường để ăn mừng, những người khác phá hủy bức tường bằng tất những thứ họ có mặc dù đội biên phòng ban đầu ở đó cố gắng giữ trật tự. Người dân họ có thể cảm nhận những năm tháng chia cắt đã đến lúc chấm dứt.
Sau 4 thập kỉ, nước Đức hoàn toàn thống nhất năm 1990 và Liên Xô sụp đổ không lâu sau đó. Ngày nay, một phần bức tường vẫn còn được giữ lại để nhắc nhở rằng bất kì rào cản nào được dựng lên để ngăn cản tự do thì chúng ta đều có thể phá hủy nó.