su-doc-hai-cua-cac-mot-tap-the-hinh-tren-tiktok

Sự độc hại của các mốt tập thể hình trên TikTok

Thử thách “75 Hard” đảm bảo có thể cải thiện sự dẻo dai của bạn bằng những bài tập 45 phút/lần, đồng thời tuân thủ chế độ ăn kiêng và uống nhiều nước.

Một xu hướng khác, được gọi là 12-3-20, tuyên bố có thể biến đổi cơ thể người tập. Còn các bài tập với tạ kettlebell thu hút hàng nghìn lượt xem trên TikTok hứa hẹn giúp bạn đạt được kết quả tức thì.

Giống như chế độ ăn uống và ngủ nghỉ, tập luyện lành mạnh giúp cải thiện sức chịu đựng của cơ thể, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, theo Victoria Sekely, nhà trị liệu vật lý và người sáng lập Train Smart Run Strong, vấn đề của các mốt luyện tập nêu trên là đang khiến mọi người hiểu sai về tập thể dục, từ đó có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn trước và dẫn đến chấn thương hoặc kiệt sức.

Dưới đây là những cách bạn có thể xác định xu hướng tập luyện nào giúp mình đạt được mục tiêu và xu hướng nào có thể khiến bạn bị chấn thương hoặc thất vọng, theo The New York Times.

Xuất phát điểm

Nhiều mốt tập luyện được thiết kế cho những người đã có thói quen tập luyện và có thể không phù hợp với người mới bắt đầu. Những người có ảnh hưởng không biết xuất phát điểm của bạn.

Heather Milton, chuyên gia về sức mạnh thể chất tại Trung tâm Hiệu suất Thể thao ở NYU Langone Health, cho biết: “Trên mạng xã hội, những người đưa ra lời khuyên không cần thiết phải có bất kỳ nền tảng kiến thức nào khác ngoài kinh nghiệm của chính họ”.

Sự độc hại của các mốt tập thể hình trên TikTok- Ảnh 1.

Nhiều xu hướng tập luyện xuất hiện trên mạng xã hội. Ảnh: cjco.

Ví dụ, nếu bạn chưa bao giờ tập với tạ nặng thì việc sử dụng kettlebell hàng ngày có thể gây chấn thương. Một số kế hoạch không quy định loại hình hoặc cường độ tập luyện, nhưng với người mới bắt đầu, một giờ tập thể dục trở lên mỗi ngày có thể gây choáng ngợp.

Thay vào đó, bà Milton khuyên mọi người nên bắt đầu một cách đơn giản, với 150 phút hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải mỗi tuần. Hãy tự xác định thế nào là vừa phải, thay vì nghe theo lời người khác.

“Mỗi người có những nhu cầu riêng dựa trên di truyền, tiền sử bệnh, bao gồm tiền sử chấn thương và thể trạng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các bài tập khác nhau của chúng ta và quyết định mức độ hiệu quả”.

Nếu có thể, hãy tìm một chuyên gia giúp điều chỉnh các bài tập phù hợp với thể chất, thể lực hiện tại của bạn.

Quá trình và đích đến

Các mốt tập luyện lan truyền trên mạng thường thực hiện theo quy trình đơn giản: Thực hiện một hoạt động nhất định trong một số ngày cụ thể để đạt được kết quả mong muốn.

Các chuyên gia gọi những loại kết quả này – thời gian chạy nhanh hơn hoặc khả năng thực hiện nhiều lần kéo xe hơn – là mục tiêu hiệu suất (hoặc mục tiêu cuối cùng). Để đạt được điều đó, chúng ta cần tập trung hơn vào cái được gọi là mục tiêu của quá trình: các bước nhỏ hơn, chẳng hạn như cải thiện kỹ thuật, Carla Meijen, nhà tâm lý học thể dục và thể thao kiêm trợ lý giáo sư tại Đại học Amsterdam, cho biết.

Mục tiêu của quá trình như vậy là học cách lắng nghe cơ thể bạn, bản thân nó đã là một kỹ năng. Các chuyên gia cho biết việc nâng cao nhận thức về quá trình tập luyện quan trọng hơn nhiều đối với tuổi thọ và khả năng phục hồi, so với việc duy trì một lộ trình cứng nhắc trong thời gian ngắn.

Nếu bạn có một ngày nghỉ và phải tập luyện chăm chỉ, thay vì tự trách móc bản thân, hãy coi đó như một cơ hội để xây dựng mục tiêu quá trình bằng cách rèn luyện tinh thần dẻo dai.

Lời khuyên tương tự cũng áp dụng cho các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào thời gian hoàn thành – mục tiêu hiệu suất – các chuyên gia khuyên nên xác định các mục tiêu nhỏ hơn trong quá trình thực hiện.

Sự độc hại của các mốt tập thể hình trên TikTok- Ảnh 2.

Nên lắng nghe cơ thể để điều chỉnh quá trình tập luyện, thay vì chỉ chăm chăm chạy theo kế hoạch ban đầu đề ra. Ảnh: The New York Times.

Đừng quá khắt khe!

Đối với nhiều xu hướng tập luyện, người tham gia bị ràng buộc bởi số ngày tập liên tục, không có ngày nghỉ. Nếu bỏ qua một buổi tập trong thử thách “75 Hard” hoặc không tuân theo chế độ ăn kiêng quy định, bạn phải bắt đầu lại từ ngày đầu tiên.

Tiến sĩ Sekely cho biết mặc dù điều này có thể hiệu quả với một số người, hầu hết đều cần thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và tâm trí hồi phục.

“Bạn không thể xây dựng cơ bắp, khỏe hơn, nhanh hơn và làm tất cả mọi việc mà không nghỉ ngơi và phục hồi. Đó là cách cơ thể chúng ta hoạt động về mặt sinh lý”.

Vẻ ngoài không phải là kết quả duy nhất

Những bức ảnh cơ thể trước và sau có thể giúp nhiều mốt tập luyện lan truyền rộng rãi. Nhưng hãy thận trọng khi sử dụng ngoại hình của bạn làm thước đo thành công!

Bà Milton giải thích: Không có loại cơ thể “phù hợp” duy nhất và cơ thể chúng ta không phản ứng với việc tập thể dục theo cách giống nhau.

Các mục tiêu bền vững hơn liên quan đến cảm giác của bạn – nhằm trở nên mạnh mẽ hơn, xây dựng sức bền hoặc đạt được sự linh hoạt. Phần lớn những điều này chỉ có thể đạt được bằng sự kiên nhẫn và ổn định, những điều ít được chú trọng trong các mốt tập thể dục hiện nay.

Tiến sĩ Sekely nói: “Thói quen được tạo ra bằng cách làm những việc thực sự đơn giản, dễ dàng và từ từ áp dụng chúng vào lối sống của bạn”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *