Sự cuốn hút của một người đàn ông được thể hiện ở chỗ nào?

Chồng tui, hôm đó đang nằm trên giường, chuẩn bị đi ngủ, tôi mới hỏi lão:
Chồng ơi, cá mập sinh con kiểu gì?
Anh ấy: Có hai cách. Cách một là đẻ ra những quả trứng cứng cáp, đợi khi vỏ trứng vỡ thì cá mập con sẽ chui ra ngoài; Còn một cách nữa, quả trứng sẽ vỡ ngay ở trong bụng cá mẹ, sau đó cá mẹ sẽ đẻ con ra ngoài.
Tôi: Vậy cách thứ hai giống với động vật có vú nhỉ?
Anh ấy: Không giống, cách thứ hai gọi là “Noãn thai sinh”, nhưng bản chất vẫn là đẻ trứng. Cá mập tuy rất mập, nhưng nó vẫn là cá.
Tôi: Theo em biết về cách thức loài cá giao phối với nhau, đầu tiên con cái sẽ đẻ trứng dưới nước, sau đó con đực sẽ bắn tinh trùng lên trên, cuối cùng quá trình thụ tinh được hoàn thành dưới nước. Anh nói xem, khi con đực nhìn thấy con cái đẻ trứng, liệu nó có bị kích thích không!
Anh ấy: Ờ…… Chắc là không, loài cá ngốc lắm, não của bọn chúng bé tẹo à.
Tôi: Cá mập thì sao?
Anh ấy: Não của cá mập cũng rất bé, hơn nữa phần lớn là trung khu khứu giác.
Tôi: Thế cá heo thì sao?
Anh ấy: Dung lượng não của cá heo rất lớn, rất thông minh!
Tôi: Có phải ngoài con người ra, cá heo là loài động vật thông minh nhất không?
Anh ấy: Cá voi sát thủ cũng rất thông minh đấy.
Tôi: Em thích cá voi xanh hơn, bởi vì nó rất to, là loài động vật lớn nhất trên thế giới. Chồng ơi, tại sao cá voi xanh lại to thế?
Anh ấy: Bởi vì nó sinh sống ở gần Nam Cực và Bắc Cực, thức ăn chủ yếu là bộ Hình tôm, bộ Hình tôm rất phong phú. Cá voi xanh cũng không có thiên địch, nên cứ thế mà lớn, to thật to. Em biết không? Cá voi xanh không có răng đâu.
Tôi: Gì cơ!
Anh ấy: Có thể nói, răng của chúng rất nhỏ và bé. Với cả, cổ họng của cá voi xanh chỉ to bằng quả bóng chuyền, nên chúng chỉ có thể ăn được những loài tôm cá bé. Khi cá voi xanh ăn, chúng sẽ hút một ngụm nước biển, sau đó những loài tôm cá bé sẽ cuốn theo dòng nước mà bị nuốt vào trong, sau đó cá voi xanh sẽ phun nước ra.
Tôi: Chẳng may lúc chúng ăn, một con cua siêu to khổng lồ bị cuốn vào trong, thế chẳng phải cá voi xanh sẽ bị mắc nghẹn hay sao?
Anh ấy: Không đâu, trong miệng cá voi xanh có rất nhiều sừng hàm, những động vật không thể nuốt được sẽ bị tấm sừng hàm này lọc bỏ.
Tôi: Thế ví dụ có loài động vật nào đấy rất gầy, như cá dưa xám chả hạn? À đúng rồi! Nếu chẳng may cá voi xanh không cẩn thận nuốt phải một con cá chình điện, liệu nó có bị giật không?
Anh ấy: Cá voi xanh khẽ không ăn phải cá chình điện đâu, bởi vì cá chình điện sống ở rừng rậm Amazon mà.
Tôi: Mà tại sao cá chình điện lại có thể phóng điện nhỉ?
Anh ấy: Bởi vì trong thịt cá chình điện có rất nhiều những thớ thịt nhỏ, chúng đóng vai trò như những chiếc pin Volta.
Tôi: Pin Volta là gì vậy?
Anh ấy: Là có hai miếng kim loại khác nhau, ở giữa được kẹp bằng sợi dẫn điện, gọi là pin Volta.
Tôi: Cá chình điện có cần phải sạc điện không anh?
Anh ấy: Cần chứ, chúng sạc điện thông qua việc ăn rồi nghỉ.
Tôi: Nếu tụi mình nuôi một con cá chình điện, chăm sóc nó, cho nó ăn đúng giờ. Nó không cần phải phải đi săn mồi hay công kích nữa, thế thì con cá ấy có tự phát điện được không?
Anh ấy: Không thể. Nhưng em có thể dùng một cây gậy để chọc cho nó phát điện.
Tôi: Anh có lừa em không đấy.
Anh ấy: Sao anh phải lừa em?
Tôi: Sao em hỏi cái gì anh cũng biết hết vậy? Cảm giác như có mấy cái là anh bịa ra ý.
Anh ấy: Thế thì em lên mạng mà kiểm tra.
Tôi: Thế em lại hỏi anh, cấu tạo của Trái Đất là gì?
Anh ấy: Lõi Trái Đất là một quả cầu sắt, bên ngoài là lớp phủ, ngoài nữa là lớp vỏ, lục địa có thể trôi dạt là do lớp phủ có thể chuyển động.
Tôi: Nếu em đào một cái hố xuyên qua Trái Đất, liệu có đến được nước Mỹ hay không?
Anh ấy: Không thể nào. Vì dưới chân chúng ta không phải nước Mỹ, mà là Argentina.
Tôi: Anh có biết cái hố sâu nhất mà con người từng đào sâu bao nhiêu không?
Anh ấy: Anh không nhớ rõ nữa, tầm mười mấy kilomet gì đấy.
Tôi: Anh biết là của nước nào đào không?
Anh ấy: Liên Xô cũ.
Tôi: Con người làm sao để phát hiện ra lục địa có thể trôi dạt?
Anh ấy: Có một người tên là Wegener, bị gãy chân, nằm liệt trên giường không nhúc nhích. Sau đó ông ta nhìn ra ngoài cửa sổ, khi chiếc lá cuối cùng của cây nho rụng xuống, cũng là lúc ông ta lìa đời.
Tôi: Sao cơ?
Anh ấy: Đùa em thôi, khi Wegener nằm trên giường, đang nhìn vào một tấm bản đồ thế giới, phát hiện ra hình dáng của đại lục có thể ghép lại với nhau, từ đó nghĩ ra học thuyết lục địa trôi dạt.
Tôi: Cái tên Wegener là anh tự bịa ra à?
Anh ấy: Thật mà, em có thể tra.
Tôi: Thế lại nói về vụ cá voi đi, em thấy cá voi rất dễ thương, rõ ràng là rất to, nhưng lại toàn ăn mấy loài tôm cá nhỏ.
Anh ấy: Cá voi có hai loại, một loại là cá voi sừng hàm, một loại là cá voi có răng. Cá voi sừng hàm ăn tôm cá nhỏ, cá voi có răng thì ăn những loài cá to. Em biết cá nhà tang không?
Tôi: Biết, là một loài cá voi có đầu rất to. Cá nhà táng đáng eo vãi, anh bảo sao cái đầu của nó lại to đến thế?
Anh ấy: Vì chúng ăn những loài mực to, bạch tuộc lớn nên cần phải lặn xuống những nơi thật sâu để kiếm ăn, do đó đầu của cá nhà táng sẽ tiết ra một loại sáp, giúp chúng lặn xuống sâu.
Tôi: Anh có biết long diên hương không?
Anh ấy: Biết chứ, long diên hương là thứ mà cá nhà táng nôn ra ngoài. Xương và răng của các loài mực lớn không bị tiêu hóa trong đường ruột, cá nhà táng sẽ tiết ra một loại sáp để bọc chúng lại, sau đó nôn ra.
Tôi: Nghe nói mới đầu long diên hương rất thúi, nhưng phơi khô thì lại thơm.
Anh ấy: Rất quý, hơn nữa con người không thể tự sản xuất được.
Tôi: Em muốn long diên hương.
Anh ấy: Có phải em còn muốn hái cả trăng trên trời?
Tôi: Em chỉ muốn long diên hương thôi, cảm giác như có được long diên hương là sẽ có được cả một con cá voi to lớn vậy, thích thật đấy.
Anh ấy: Cá nhà táng rất khó bắt, bắt được rồi cũng chẳng có long diên hương mà cho em, đa số long diên hương được nhặt từ bãi biển.
Tôi: Cuối tuần này chúng mình đến Kim Sơn để nhặt long diên hương đi!
Anh ấy: Ý anh là, long diên hương rất khó tìm, một cục long diên hương đắt gấp 10 lần một cục vàng có cùng trọng lượng. 1 gam long diên hương rơi vào tầm 3000 Tệ. (Sau này mới phát hiện ra là gấp 2 lần con số đó)
Tôi: 3000 Tệ cũng làm gì mà đắt lắm. (~10 triệu VND)
Anh ấy: Người ta bán theo cân.
Tôi: Long diên hương hay là bánh vậy?
Anh ấy: Long diên hương được ví như kim cương, nếu đập vỡ thì sẽ không còn giá trị, nên là người ta không bán theo gam.
Tôi: Em thấy trên Taobao có shop bán long diên hương mà, có hơn trăm Tệ.
Anh ấy: Rẻ thế thì chắc là giả rồi. À, anh biết một shop bán hóa thạch long diên hương, 5000 Tệ/ 20 gam.
Tôi: Chúng mình mua đi!
Anh ấy: Ngộ nhỡ cục long diên hương ấy là giả là mình mất toi 5000 Tệ đấy!
Tôi: Cũng có lý.
Anh ấy: Nói chung là anh không biết mua long diên hương, nhưng chúng mình có thể đến Okinawa để ngắm cá nhám voi, hơn nữa chúng lại không có răng, chắc chắn em sẽ thích cho coi.
Tôi: Tại sao cá nhám voi thuộc họ cá mập mà không phải cá voi?
Anh ấy: Vì đuôi của cá voi nằm ngang, còn đuôi cá mập thì nằm dọc. Em có thể dùng cách này để phân biệt mấy con cá biển béo béo í, rốt cuộc là mập hay là voi. XD

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *