Sống một cuộc đời xịn ơi là xịn! 

Một chàng trai người Mỹ gốc Hàn có tên Jonny Kim – Trung úy Hải quân Hoa Kỳ, cựu Navy SEAL và người Mỹ gốc Hàn thuộc thế hệ đầu tiên lấy bằng y khoa Harvard, và hiện tại là phi hành gia của NASA.
Có thể nói, Kim là hình ảnh mẫu mực của “con nhà người ta”. Anh là đứa con mà gần như tất cả các bậc cha mẹ Châu Á đều ao ước.
Năm 16 tuổi, Kim phát hiện ra Navy SEAL (Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ), một trong những lực lượng tinh nhuệ được đào tạo bài bản nhất trong quân đội Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm cho nhiều nhiệm vụ tuyệt mật khác nhau trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, không phải các nhiệm vụ chiến đấu bí mật và đầy hành động đã khiến Kim hoàn toàn không quan tâm đến việc học đại học, vì anh cảm thấy rằng mình có một mục đích sâu sắc hơn.
“Tham gia vào một nhóm chiến binh ưu tú đã làm những việc rất chăm chỉ vì nghĩa vụ và không bao giờ tìm kiếm sự công nhận là điều hấp dẫn tôi”, anh nói. “Tôi đã thi SAT theo yêu cầu của mẹ, nhưng đã không nộp đơn vào bất kỳ trường học nào”.
Từ đó, Kim phải chuẩn bị tâm lý để báo tin cho bố mẹ. Mặc dù đây có vẻ không phải là vấn đề lớn đối với những người khác, nhưng vứt bỏ thành tích học tập tốt và không học đại học để tham gia quân đội lại không phải là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ nhập cư Châu Á muốn nghe.
“Tôi chỉ nhớ trong những năm niên thiếu đó, tôi đã nhiều lần thức trắng đêm tự hỏi và nghĩ về việc phải trò chuyện với bố mẹ như thế nào”, Kim nói. Anh hiểu những lo lắng của cha mẹ mình và cho rằng có thể đó là do sự khác biệt về văn hóa – Một số bậc cha mẹ, đặc biệt là những người nhập cư vào Mỹ trong hoàn cảnh khó khăn, có thể nghĩ rằng sự hy sinh của họ sẽ vô ích, nếu con cái của họ nhập ngũ ngay sau khi tốt nghiệp trung học.
Đáng buồn thay, Kim không bao giờ có cuộc trò chuyện với bố của mình vì ông đã đột ngột qu.a đ.ời năm anh 18 tuổi.
“Khi tôi báo tin cho mẹ, bà đã khóc”, Kim nói. “Mẹ nói: ‘Con là một người thông minh, tại sao con lại muốn làm như vậy?’ Bất chấp những gì mẹ tôi mong ước ở tôi, tôi vẫn muốn trở thành một người lính Hải quân và không ai có thể thay đổi quyết định của tôi”.
Năm 2002, Kim chính thức nhập ngũ vào Hải quân.
Trong khi các phương tiện truyền thông có xu hướng tập trung vào vẻ hào nhoáng của những nhiệm vụ cấp cao của quân đội, thì việc trở thành một Navy SEAL là vô cùng khó khăn. Một bài báo năm 2011 của NBC cho biết rằng chỉ có 25-35% những người tham gia khóa huấn luyện SEAL hoàn thành khóa huấn luyện Basic Underwater Demolition, còn được gọi là BUD/S.
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, Kim trở thành thành viên của SEAL Team 3 với hai lần được triển khai đến Trung Đông với tư cách là y sĩ chiến đấu, lính b.ắ.n t.ỉ.a, hoa tiêu và lính chỉ điểm. Và thực sự những nhiệm vụ này còn khó khăn hơn cả việc trở thành một Navy SEAL, tất cả các khóa huấn luyện vẫn còn rất xa so với thực tế.
Năm 2006, khi đang làm công việc c.ứu th.ương ở Ramadi, Iraq, hai người bạn thân của anh đã bị b.ắ.n ch.ết. “Anh ấy có một v.ết th.ương khá nghi.êm tr.ọng trên mặt”, Kim nói với tờ The Harvard Gazette vào năm 2017. “ Đó là một trong những cảm giác bất lực t.ồi t.ệ nhất. Tôi không thể làm gì nhiều. Anh ấy cần một bác sĩ phẫu thuật. Anh ấy cần một bác sĩ và cuối cùng tôi đã tìm được, nhưng… cảm giác bất lực đó rất sâu sắc đối với tôi”.
Kim đã hoàn thành hơn 100 nhiệm vụ chiến đấu ở Trung Đông, được trao Huân chương Sao Bạc (Silver Star Medal), Huy chương Sao Đồng (với Chiến đấu “V” ), Huân chương Tuyên dương của Hải quân và Thủy quân lục chiến (với Chiến đấu “V”) và Ruy băng Hành động Chiến đấu. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những gì đã đạt được, cảm giác bất lực đó đã ă.n s.âu vào đầu Kim mãi mãi, sự á.m ả.n.h này đã thôi thúc anh trở thành một bác sĩ.
Năm 2009, Kim đăng ký học đại học tại Đại học San Diego, lấy bằng cử nhân toán trong ba năm. Năm 2012, anh đăng ký vào trường Y Harvard để theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ.
“Tôi chọn trở thành một bác sĩ vì tôi đã hứa với những người bạn đã th.iệt m.ạng khi phục vụ trong quân đội rằng tôi sẽ sống phần đời còn lại của mình để phục vụ và đóng góp tích cực cho thế giới của chúng ta”, Kim chia sẻ.
Trong thời gian học y khoa, Kim có cơ hội gặp gỡ Scott E. Parazynski, một phi hành gia và nhà vật lý người Mỹ, người đã hoàn thành năm chuyến bay của Tàu con thoi và bảy chuyến đi bộ ngoài không gian. Và chính Parazynski là người đã truyền cảm hứng cho Kim trở thành một phi hành gia.
Kim tốt nghiệp trường y năm 2016 và ứng tuyển vào lớp phi hành gia của NASA cùng năm. Một năm sau khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, anh nhận được cuộc gọi thông báo rằng anh đã được chấp nhận vào chương trình phi hành gia khi đang đi mua hàng tạp hóa.
“Tôi nghĩ t.i.m mình đ.ập 100 nhịp một giây và tôi đã cố gắng không để mất bình tĩnh khi ở giữa cửa hàng tạp hóa”, Kim nói trong một video quảng cáo của NASA. “Nhưng khi tôi nhận được tin và cúp máy, tôi đã chạy đến chỗ vợ tôi, nhảy cẫng lên và nói với cô ấy rằng tôi đã được NASA chấp nhận”.
Kim sau đó đã dành hai năm tiếp theo để trải qua một đợt huấn luyện khác về tinh thần và thể chất với NASA. Các phi hành gia được yêu cầu học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm cách đi bộ ngoài không gian, vận hành robot, lái máy bay, thông thạo tiếng Nga, vận hành trên Trạm vũ trụ quốc tế và nhiều kỹ năng sinh tồn khác.
Kể từ ngày 13 tháng 1 năm 2020, Jonny Kim tốt nghiệp chương trình phi hành gia và chính thức là Phi hành gia NASA người Mỹ gốc Hàn đầu tiên.
(Theo Trí thức trẻ)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *