(Truyện sử. Chỉ định: những ai là ng nghiêm túc thì ko nên đọc, vì đọc chỉ tổn rước cái bực vô mình)
Chưa đủ tròn một tháng đi lại trên giang hồ, mà tại hạ đã thấm thía cái câu “thiên ngoại hữu thiên”; đối với những ng ham mê sử học, thì khi chân trời dc mở ra, trạng thái tất yếu là choáng ngợp và để nhanh chóng tiếp nhận tri thức một cách có hệ thống, cũng như đặt một chỉ dẫn cho những newbie, tại hạ bèn vội vã ghi chép lại; cuốn sổ tay dc chia làm 2 phần, nói về những “cụm từ sử học” và các “bang hội, thủ lĩnh”; do kiến thức hạn hẹp nên rất mong các anh hùng trong thiên hạ đừng chê cười, mà xin chung tay sửa chữa, bổ sung thêm.
1/ Cụm từ sử học
* Sử do ng chiến thắng viết. Lời bàn:
– Lê Tắc là kẻ phản bội, chịu theo hàng người phương bắc, y có viết cuốn sử tên là An Nam chí lược, nếu câu trên là đúng thì phải chăng người phương bắc đã chiến thắng ?
– Cùng dc Đại Việt sử kí toàn thư chép, thế mà các nhà nghiên cứu, một mặt chọn lấy các thông tin tốt (xin kinh phật) để minh oan cho Ngọa Triều, nhưng mặt khác lại cho rằng sử gia bôi xấu Ngọa Triều (hoang dâm, tàn ác) dù ko đưa ra dc chứng cớ -> Có ng nói các nhà nghiên cứu ấy đã và đang áp dụng tiêu chuẩn kép.
– Nên khi có ng hỏi: sử do ng chiến thắng viết phải ko. Xin thưa: khi chứng minh dc thì đúng, còn chưa chứng minh dc thì ko phải.
* Dân ko bao giờ thờ sai. Lời bàn:
– Lời tiếm bình của truyện Hồng Khánh Khuông Quốc Trung Vũ Tá Trị Đại Vương (Phạm Cự Lượng) dc chép trong Việt điện u linh như sau: Ông Phạm thái úy người ra thế nào mà công nhiên dám làm Minh Chủ ở chỗ ngục thất ? Kể về gia thế thì chìm nổi (…) làm quan với nhà Đinh rồi trở về nhà Lê, lại làm tôi nhà Lý, nếu ở đời bấy giờ có cái kiện bất trung bất hiếu, quỳ đến công đình thì ông có xử hay không ?
– Trong tứ bất tử của ng Việt thì Phù Đổng thiên vương và Tản Viên sơn thánh đều là những hình tượng, ko có thật, vậy mà vẫn dc thờ, đó là lẽ gì ?
– Nên chuyện thờ cúng và chuyện lịch sử là 2 lĩnh vực rất khác nhau. Ko những thế, mà từ xưa đã phân biệt rõ: lịch sử với truyền thuyết, chẳng lẽ chúng ta, giờ lại đi gom chúng vào thành một, thế chẳng phải là mù quáng, làm chuyện ngược đời sao ?
* Lật sử. Lời bàn:
– Đại Việt sử kí toàn thư phân chia rất rõ các kỉ như sau: Kỉ Hồng Bàng, Kỉ Nhà Thục, Kỉ Nhà Triệu, Kỉ Thuộc Tây Hán, Kỉ Trưng Nữ Vương, Kỉ Thuộc Đông Hán, Kỉ Sĩ Vương. Theo ng thời đó thì nhà Triệu là một triều đại chính thống của nước ta. Vậy nếu ai đó nói rằng nhà Triệu ko phải là một triều đại chính thống của nước ta, thì phải chăng ng đó đang lật sử ?
– Nên trong lĩnh vực nghiên cứu thì ko có khái niệm lật sử, bởi vì bản thân các vấn đề sử ko phải là cố định, sẽ luôn có những phát hiện mới so với những cái đã biết.
– Hệ quả. Khi bàn xem Lí Công Uẩn ng ở đâu thì
Hệ quả 1: Dù ng ở đâu thì cũng thuộc Bách Việt, cũng là vua nước ta. Đáp: lạc đề
Hệ quả 2: Lí Công Uẩn ng Mân (hết). Đáp: khoa học cũng giống như trong xét xử, chứng cớ là quan trọng nhất, còn nếu chỉ là nêu một phát biểu, thì xin lưu í vài trường hợp án oan.
2/ Bang hội, Thủ lĩnh
Chưa bao giờ, giới sử học lại sôi nổi như thế, anh tài như mây, hầu hết đều tụ về ncls; theo ae bên cpbp thì phân cao thấp có ngũ tuyệt gồm: Bắc Xuân – Nam Dũng – Đông Quang – Tây Bình và Trung Kim Liêu.
– Nam Dũng là anhtoy (Dịch Vân quán còn lưu tuyệt tích, hí hí)
– Đông Quang là Quang Phan, giáo chủ của Champa giáo, với võ công Lật sử
– Tây Bình. it’s me, với võ công Nhảm sử (món sử ấy viết ra chẳng để làm gì, ngoại trừ lấy kha khá thời gian của ng khác) vũ khí sử dụng là “việt sử tạp luận đao”
– Trung Kim Liêu là Kim Nguyên Liêu, giáo chủ của Mường phái
– Ngoài ra có thêm, những hiệp khách từ Thái phái hoặc cẩm i vệ từ triều đình (có điểm giống với Champa giáo là đều đeo khẩu trang để phòng tránh covid)
-> Tất cả đều tham gia vào những trận đánh kinh điển, với những chiêu thức tuyệt đẹp, cột để lan tỏa sự ảnh hưởng của giáo phái trên giang hồ, chứ tuyệt ko mảy may tới sử học chính tông, thật đúng với câu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”.
(chư vị anh hùng đón đọc kì sau: halen chém vd)