So sánh Đinh Tiên Hoàng (968 – 979) vs Tống Thái Tổ (960-976)
(phần 1)
Hai ông cùng thời, sự nghiệp có nhiều điểm giống nhau, ngay cả cái chết cũng na ná nhau. Đinh Bộ Lĩnh ở thời đất Việt loạn 12 sứ quân. Tống Thái Tổ (TT) bên Tầu thì loạn Ngũ đại Thập quốc. Hai ông dẹp loạn bình định thiên hạ rồi thu quyền lực về một mối. Định hình cho các triều đại sau này.
Bài so sánh giống và khác giữa 2 ông vua lập quốc này:
Võ công
Vua Đinh: Đinh Bộ Lĩnh võ công xuất chúng, vào sinh ra tử như cơm bữa, ông và con trai (Liễn) được xếp vào hạng topten “Giao châu thất hùng”.
Vua Tống: Triệu Khuông Dẫn là dòng dõi võ tướng nhiều đời, bản thân là cao thủ võ lâm, sáng tạo ra 2 bộ võ công danh trấn thiên hạ.
Startup:
Vua Đinh: cát cứ địa phương, đánh nhau từ cấp làng, cấp xã… từ từ mở rộng thế lực (y như game luôn). Sau này dựa thế 1 sứ quân mà mở rộng địa bàn ra đánh nhau toàn server. Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi đã có thằng con trai đi theo support, chống cả chính quyền nhà Ngô, cậy địa thế Hoa Lư thần thánh mà đánh cho 2 vương nhà Ngô sấp mặt.
Sự nghiệp chinh chiến 2 cha con vua Đinh (cùng Giao châu thất hùng) dẹp loạn 12 sứ quân là câu chuyện dài, đủ để dựng phim võ hiệp.
Vua Tống: quan cấm binh nhà Chu> phiêu bạt đánh thuê> chỉ huy kỵ binh nhà Hậu Chu> tăng max level lên Tiết độ sứ (cao nhất)> cướp ngôi vua> bắt đầu chinh chiến dẹp loạn và thống nhất đất nước.
Xưng Đế xưng Hoàng:
Vua Đinh: nhớ mang máng là đám anh hùng nói ông Đinh lên làm vua đi, thế là làm vua luôn (chờ bổ sung)
Vua Tống: chỉ huy quân đội cao nhất, được đi đánh giặc thì cả đám thấy các hiện tượng tâm linh kì lạ, rồi tôn lên làm vua. Tự nhiên có sẵn áo long bào thằng em đưa cho, mặc vô ôm body vừa khít luôn.
Chính sách đối nội sau khi lên ngôi:
Vua Đinh: phong tước và duy trì các võ tướng, 6 vị anh hùng cùng vua lập quốc được người đời gọi là Giao Châu thất hùng. Sau này vua chết quyền lực vào tay vị võ tướng mạnh nhất là Lê Hoàn.
Vua Tống: tập trung quyền lực ráo riết hơn. Phế võ tướng, trọng dụng tôn thất và thư sinh học sĩ. Sau này vua chết quyền lực rơi vào tay vị thư sinh gian xảo nhất đó là em trai vua.
Hoàng hậu:
Vua Đinh: cùng lúc 5 bà Hoàng Hậu nắm quyền, chả theo thông lệ nào cả.
Vua Tống: vẫn theo thông lệ Tầu chỉ có 1 hoàng hậu; bà này chết lập bà khác (3 bà)
Thái tử:
Vua Đinh: lập con nhỏ (thứ 3- tên Hạng Lang) làm thái tử. Các sử gia đời sau đa số lên án việc này. Con cả Liễn là anh hùng có công lớn; con thứ Toàn nhà mẹ giầu có thế lực; cả 2 đều không được nối ngôi.
Vua Tống: con nhỏ nên không nối ngôi được. Ông đang chần chừ giữa em trai và con trai thì đã bị “thịt”.
Chết vì họ Đỗ:
Vua Đinh (làm vua 11 năm, mất năm 979): 2 cha Vua con uống riệu say cắm mặt; Đỗ Thích hoạn quan bị ngáo đá giết cả 2 cha con vua. Nhà Đinh mất. Các vua nối sau cũng đều là võ tướng xuất chúng.
Tống TT (làm vua 16 năm, mất năm 976): cũng uống riệu cùng em trai, người ta thấy có bóng người thứ 3 và có tiếng rìu, hôm sau vua Tống TT chết. Em trai lên ngôi. Người ta nghi ngờ do bà mẹ Đỗ Thị xúi giục. Tống TT là võ tướng, nhưng em trai và tất cả các hoàng đế về sau của nhà Tống đều là thư sinh.
Vô tình 2 họ Đỗ phát âm giống nhau nên thấy mắc cười thôi chớ k0 có sự liên quan gì ở đây nhen.
Tầm ảnh hưởng của chị em phụ nữ:
Vua Đinh: phong 5 Hoàng hậu có thể vì lý do chính trị. Cát cứ địa phương còn chưa ổn định, vua cần có thế lực hậu thuẫn. Sau này bỏ nhà Đinh, lập vua Lê là do bà hoàng hậu Dương Vân Nga chủ trì.
Vua Tống: cuối đời vua bị bà mẹ xoay chuyển thời cuộc. Gia đình nhà Tống đời đời võ tướng, nhưng mẹ vua lại thương thằng em trai (vốn là thư sinh). Vậy là định mệnh xoay chuyển cho các đời vua Tống sau này là pê-đ* à quên.. là thư sinh hết.
Chuyện ngoại giao giữa 2 ông Vua:
2 Vua cùng thời, hoàn cảnh loạn lạc giống nhau, phải bình thiên hạ mới thâu tóm được cơ đồ.
- Vua Đinh có vẻ không hứng thú với nhà Tống. Qua thư phúc đáp của nhà Tống thì có vẻ như việc đi sứ là chủ ý của con cả Đinh Liễn (trong thư trách móc Vua lạnh nhạt với nhà Tống)
- Vua Đinh có ý kèn cựa với nhà Tống? Vua xưng Hoàng Đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. (Đại nghĩa là to lớn; Cồ cũng là to lớn khủng; “Đại Cồ” nghĩa là Siêu to khổng lồ)
Kết
Hai vua chọn 2 đường lối khác nhau, nhưng kết cục thì na ná nhau. Ông nào cũng phải chết và không được hưởng những thành quả mình gây dựng. Người đời sau cứ phán xét khôn dại này nọ. Tôi thấy khôn dại gì cũng chết hết các bác ạ. Ý trời rồi. Bây giờ xem sự khác biệt giữa 2 lựa chọn:
Người kế tiếp vua Đinh là Lê Hoàn một trong những vị tướng võ công kinh hoàng nhất lịch sử VN.
Người kế tiếp vua Tống là thằng em trai thư sinh gian xảo và một đám văn nhân học sĩ, các đời Tống vua sau này cũng nối tiếp truyền thống đó.
Tư liệu lấy từ:
- Đại việt sử kí toàn thư- Ngô sĩ Liên
- Wikipedia VN