Tui thấy đa số trường đại học đều có chuyên ngành Tâm lý học, nhưng có rất ít chuyên gia tâm lý trong xã hội. Họ đã đi đâu thế? Đào tạo chuyên sâu? Đổi nghề? Hay làm việc ở một vị trí mà người bình thường ít khi tiếp xúc như tư vấn tâm lý
1. [+19 likes]
Ngay khi còn là sinh viên năm nhất, giáo viên đã nói với chúng tôi: Ở đâu có người, ở đó có tâm lý, ở đâu có tâm lý, tâm lý có thể được sử dụng.
Do đó tốt nghiệp ngành Tâm lý học có thể đi bất cứ đâu, các định hướng chính sau khi tốt nghiệp Đại học:
- – Đầu tiên, tư vấn tâm lý.
- – Phát triển giáo dục, có những sinh viên đã ở lại trường hoặc được nhận vào trường tiểu học, trung học làm giáo viên tâm lý.
- – Quản lý nhân sự. Đây cũng được coi là một nghề tương đối chuyên nghiệp. Theo giáo viên của chúng tui thì 50% học sinh tham gia vào việc quản lý nguồn tài nguyên nhân lực.
- – Công tác cộng đồng. Với sự phát triển của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, tương lai phương diện này sẽ chiếm tỉ lệ lớn hơn.
- – Công chức. Có vẻ như các công chức quốc gia không được phép nộp đơn vào chuyên ngành tâm lý, quản giáo thì có tỉ lệ nhận cao hơn. Bởi vì ngoại trừ quân đội ra thì nhà tù là nơi được nhà nước coi trọng tâm lý nhất.
- – Làm tư pháp. Có những chân dung tâm lý trong tâm lý tội phạm rất hữu dụng trong việc phá án. Tham khảo phim truyền hình Nhật Bản “Saigo no Hanzai Profile”
- – Làm trong bệnh viện tâm thần. Nghề này dùng chủ nghĩa hành vi (1) tương đối nhiều.
- (1) Chủ nghĩa hành vi(Behaviorism): Tham khảo ở https://vi.wikipedia.org/…/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_h%C3…
- – Tự do. Viết các tác phẩm về tâm lý học, gửi về các tạp chí, thỉnh thoảng ra ngoài giảng bài, v.v…
- – Trải nghiệm người dùng, nghề này mới xuất hiện ở Trung Quốc vài năm gần đây.
- – Học chuyên sâu hoặc đổi nghề =)))
> [+3 likes] Cái vụ đến bệnh viện hơi phi thực tế, hầu hết đều đi làm quản lí nhân sự hoặc nhân viên bán hàng
>> [+4 likes] Dựa vào tình hình làm việc thực tế của lớp bạn đi. Hầu hết họ dều đi làm bán hàng hả? Tui thấy các công việc như công chức và giáo viên cũng ổn mà.
>> [+5 likes] Trong 25 học sinh lớp tui thì có 5 người ra nước ngoài (trong đó 2 người làm HCI (Tương tác người – máy tính), 1 người làm định hướng cộng đồng, những người khác không rõ), 6 người nghiên cứu sau đại học (2 cố vấn tâm lý mục tiêu, 1 người làm cho mảng nhân lực, 1 người làm định hướng giáo dụng, những người khác không rõ), 4 người làm bảo vệ biên cương, 2 người tư vấn giáo dục, 2 người làm mảng internet, 1 người làm Ngân hàng, 1 người làm xuất bản (Tui nè). Những người khác thì không biết có đi làm cho mảng bán hàng không.
_________
2. [+4 likes]
Từ kinh nghiệm riêng của bản thân thì tôi sẽ cho bạn một vài định hướng:
- – Quản lý sản phẩm
- – Thiết kế tương tác (viết tắt là IxD) / Trải nghiệm người dùng
- – Nghiên cứu người dùng
- – Phân tích kinh doanh (Hiện tại tôi đang làm nghề này)
__________
3. [+3 likes]
Tốt nghiệp ngành tâm lý học ứng dụng, sau đây thì tui sẽ nói về ngành mà bạn cùng lớp tui đã làm và cung cấp một số tài liệu tham khảo cho bạn:
- – Chủ yếu đều làm giáo viên. Vào thời điểm đó thì lớp tui có 72 học sinh và khoảng 30 người thì đã làm giáo viên. Đương nhiên thì đều là giáo viên theo biên chế nhà nước, có người làm giáo viên hướng dẫn, làm ở trường tư. (Điều này có thể có liên quan đến việc trường Đại học của tui có phải trường bình thường hay không, nhưng chuyên ngành của bọn tui thì không bình thường. Hơn nửa lớp đã vượt qua chứng chỉ giáo viên trước kì thi tốt nghiệp.)
- – Các công ty hành chính, công chức. Có khoảng 10 người làm trong mảng này.
- – Nhân sự, thư ký. Cũng có khoảng 10 người.
- – Có hơn 10 người tốt nghiệp nghiên cứu sau Đại học và nước ngoài.
- – Có khoảng 5 người làm việc liên quan đến mảng tâm lý.
- – Phần còn lại thì đủ nghề, có bán hàng, nội trợ, Internet,…
Nói tóm lại thì rất ít người tham gia tư vấn tâm lý.