SAO TÓC ĐỨC PHẬT XOĂN VẬY?

TRẢ LỜI: RANJEET R PATIL, KỸ SƯ PHẦN MỀM TẠI KPIT.

Thi thoảng tôi thấy tượng Đức Phật trong các khu vườn, và mỗi lần như vậy tôi lại khẽ cười mím chi một cái, bởi tôi biết một câu chuyện về Đức Phật mà ít người được nghe đến. Câu chuyện liên quan đến một trong những loại sâu bọ bị hắt hủi nhất nơi vườn tược và những cống hiến của chúng giúp phổ thuyết ý thức giác ngộ cho chúng sinh.

Đó là câu chuyện về Snail Martyrs (ốc sên tuẫn đạo) và nó như vầy:

Một hôm Đức Phật đang dạo chơi và ngài bắt đầu minh tưởng rất sâu. Ngài dừng bước trước một cái cây và tọa dưới bóng của nó để tiếp tục hành thiền.

Nhiều giờ trôi qua, Đức Phật quá chìm đắm trong minh niệm đến mức không nhận ra mặt trời đang trôi trên vòm trời. Đến khi mặt trời thiêu đốt mái đầu nhẵn thín của mình, ngài vẫn ngồi đó suy nghĩ.

Một con ốc sên đang bò trên mặt đất thì để ý thấy Đức Phật đang ngồi đó, trong đầu ngập tràn những tư tưởng cao cả. Ốc sên vốn là một loài giỏi chống chịu, nhưng thân thể chúng được làm từ chất nhầy và chúng phải rất cẩn thận với việc phơi mình, thành thử khi nhìn mái đầu trần trụi của Đức Phật bị phơi ra dưới nắng, ốc sên cảm nhận ngay được rằng sự tập trung của Phật đang bị hành hạ bởi một cảm giác thốn tận rốn.

Vận hết sức bình sinh, ốc sên leo thật nhanh từ Y áo lên đỉnh đầu Đức Phật và bám trụ ở đó, mong dùng cơ thể ướt nhầy của mình làm mát dịu cái nóng đang thiêu đốt làn da đầu trơn nhẵn của ngài. Những con ốc khác thấy vậy cũng làm theo, chúng phủ lên đầu Đức Phật một chiếc mũ vừa vặn, đầy những cái vỏ hình xoắn ốc rất mát mẻ và ẩm ướt.

Nhiều giờ nữa trôi đi, lũ ốc sên trở nên khô héo. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc Đức Phật đứng dậy, nhìn quanh một lượt, ngài nhận ra mình đang mang 108 con ốc sên trên đầu, tất cả chúng đã hiến dâng sinh mạng mình cho con đường chứng ngộ của Phật.

Những con ốc sên ấy nay được người đời tưởng nhớ và gọi là những kẻ tử vì đạo (Martyrs). Chúng cũng được khắc tạc trên nhiều tượng Đức Phật, gợi cho chúng ta nhớ về sự hy sinh cao cả của chúng.

TRẢ LỜI: VIVEK SAKPAL

Những bức tượng Đức Phật mà chúng ta thấy ngày nay, thực chất, không phải là diện mạo thật sự của Phật.

Siddharth Gautam vốn phản đối thói tôn sùng thần tượng, cũng bởi vậy mà trong một thời gian dài chúng ta không có bức tượng nào của ngài. Dưới triều vua Kanishka khi nghệ thuật điêu khắc phát triển mạnh mẽ, nhà vua đã kêu gọi một cuộc họp với 3/4 hội đồng Phật Giáo thế giới thời đó và thông qua ý tưởng lập ra một hình tượng để biểu trưng cho hình ảnh Đức Phật. Qua đó tất cả các thành viên tham gia cũng sẽ mang theo bản sắc/phong cách của nền văn hóa mình vào bản thiết kế, tạo ra tính toàn cầu của thần tượng.

Tôi đoán phần tóc đến từ người Hy Lạp còn phần áo choàng là của La Mã, chưa kể một vài đặc điểm hình thể của những người tham gia sự kiện đó nữa. Khiến cho hình tượng của Phật trở thành một biểu tượng kết hợp và đại diện cho hình ảnh của Phật trên toàn thế giới.

Sidharth Gautam thuộc chủng người Turanian và biểu tượng của ngài thậm chí còn chẳng khớp với những đặc điểm hình thể của chủng tộc đó.

TRẢ LỜI: DOUGLAS ALLEN

Đấy không phải tóc xoăn, mà là hình xoắn ốc, Sacred Geometry (Hình học thiêng liêng) đấy chứ gì nữa. Hình xoắn ốc hiện diện mọi nơi trong thiên nhiên. Nếu mấy bạn chưa biết về Sacred Geometry thì phí lắm đấy ạ. Hình Xoắn ốc và hình Chuỗi xoắn được cho là hai biểu tượng thiêng liêng nhất nơi tính vô cực được biểu diễn theo chu kỳ, cũng giống như trong bông hoa sự sống (Flower of Life).

Hình xoắn ốc còn hiện diện ở Ai Cập cổ đại, Nam Mỹ và hầu như mọi nơi trong thế giới cổ đại.

TRẢ LỜI: BEEN JOHNSON

Dưới đây là một số tác phẩm điêu khắc người da đen cùng thời với các bức tượng Phật. Cũng có khi tóc Phật là do bọn ốc bò lên mà thành, tùy bạn nhận định vậy.

Theo: Kideous

One comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *