SALTYCHIKHA – CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ ĐỘC ÁC NHẤT TRONG LỊCH SỬ NƯỚC NGA

Khi một người nghĩ về những kẻ giết người hàng loạt, thường là những nhân vật nam xuất hiện trong đầu. Nhưng lịch sử không thiếu những người phụ nữ độc ác – như nữ bá tước nổi tiếng người Hungary Elizabeth Báthory, người đã giết hàng trăm phụ nữ trẻ trong khoảng thời gian 1585-1609. Tại nước Nga cũng từng có một phụ nữ quý tộc có thiên hướng tương tự sống vào thế kỷ XVIII. Tên cô ấy là Daria Saltykova, nhưng mọi người gọi cô ấy đơn giản là Saltychikha, chỉ vào bản chất độc ác khét tiếng của cô ấy, biến cô ấy thành một nhân vật nổi bật trong lịch sử nước Nga.

Người ta đã chứng minh rằng, vào năm 1756-1762 Daria Saltykova đã giết ít nhất 38 nông nô của mình nhưng con số thực có thể cao hơn rất nhiều. “Thích” tra khảo và tùng xẻo các nạn nhân xấu số, Saltychikha là hình ảnh thu nhỏ của một con quỷ chuyên rình mò, sát hại các nông nô nghèo khó của Nga. Cô ta bị buộc tội chủ mưu hạ sát ít nhất là 138 nông nô ngay tại lãnh địa của mình cũng như vô số người khác bị tra tấn đến thân tàn ma dại. Trong số các nạn nhân của cô chủ yếu là những phụ nữ trẻ mà cô sẽ đánh bằng roi và khúc gỗ, xé tóc, đốt bằng bàn ủi nóng, chết đói, đóng băng hoặc chết đuối.

Darya Nikolayevna Saltykova (1730-1801) sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có và khi còn trẻ là một người phụ nữ khá xinh đẹp và ngoan đạo. Cô lấy chồng sớm và có hai con trai. Chồng cô là bá tước Gleb Alexeyevich Saltykov, xuất thân từ gia đình quý tộc Saltykov nổi tiếng và có thế lực nhưng anh qua đời vì bạo bệnh năm 1755 và để lại cho cô vợ 26 tuổi của mình phụ trách một khu đất rộng lớn với 800 nông nô.

Trong thời gian còn hạnh phúc với chồng, không ai nhìn thấy ở con người nữ bá tước một điểm gì đó khác biệt, ngoài việc là một người rất sùng đạo, hiến tặng không ít tiền của cho các nhà thờ và chủng viện.

Sau cái chết của chồng, nữ bá tước dần bắt đầu bộc lộ khuynh hướng tàn bạo của mình. Cô sẽ trừng phạt người hầu của mình vì mọi lỗi lầm mà họ đã gây ra (dù lớn hay nhỏ) – lúc đầu tự mình đánh đập họ và sau đó ra lệnh cho những người hầu nam làm điều đó, khi cô cảm thấy mệt mỏi. Nạn nhân chính của cô thường là phụ nữ trẻ nhưng đôi khi cũng có cả đàn ông.

Sau khi bị tra tấn hoặc đánh đập tại nhà, nạn nhân của cô sẽ bị đánh đến chết tại chuồng ngựa và Saltykova thường ở đó để theo dõi cho đến phút cuối cùng.

Vô tình giết hoặc làm tổn thương một nông nô không phải là một điều lạ lẫm trong thời gian đó nhưng các hành động tàn bạo của Saltykova dường như quá nhiều.

Saltykova từng ngoại tình với một người họ hàng xa là Nikolai Tyutchev (ông nội của nhà thơ Fyodor Tyutchev) nhưng sau đó anh ta quyết định kết hôn với người phụ nữ trẻ hơn, cô ta đã rất tức giận. Cô ấy muốn trả thù vì vậy cô ấy đã ra lệnh cho những người hầu của mình giết Nikolai Tyutchev nhưng trái ngược với việc giết một nông nô, giết một quý tộc là một tội ác mà những người hầu nam của cô quá sợ hãi để thực hiện, vì vậy họ đã cảnh báo anh chàng nhân tình. Nikolay Tyutchev và vợ lập mưu trốn thoát khỏi lãnh địa của Saltykova, đến nương náu tại nhà một người họ hàng ở Moscow.

Một số người tin rằng chính sự ghen tuông này đã biến một góa phụ trẻ thành quái vật nhưng những người nông nô trong lãnh địa của Saltykova đã phải chịu đựng sự tàn nhẫn của cô ngay cả trước khi ngoại tình với Tyutchev.

Vậy điều gì đã khiến cô khát máu? Không có sự đồng thuận về điều đó cho đến ngày nay. Một số người tin rằng cô phải cảm thấy quá nhiều áp lực: khi còn là một góa phụ trẻ cô phải là một người mẹ tốt cho hai đứa con trai và một chủ nhân tốt của một gia đình lớn, phải sạch sẽ và đáng kính. Bị trói buộc với địa vị cao quý và vô số nghĩa vụ của mình, cô đơn giản bắt đầu ghét tất cả những rắc rối hàng ngày này ngày càng nhiều, và nông nô trở thành nạn nhân của sự thù hận.

Những người khác cho rằng cô rõ ràng là một kẻ tâm thần, dễ bị kích động dẫn đến những vụ giết người tàn bạo và tinh vi nhất. Thêm vào đó, họ cho rằng sự quan tâm đặc biệt của cô đối với phụ nữ trẻ có thể là dấu hiệu của đồng tính luyến ái tiềm ẩn.

Cho đến năm 1762, nông nô của Saltykova sống trong nỗi kinh hoàng liên tục đã gửi 21 lá thư cho chính quyền kể về sự tàn bạo xảy ra tại lãnh địa nhưng không thành công. Saltykova là thành viên của một gia đìnhquyền thế và có mối liên hệ với triều đình. Ngoài ra không bao giờ có trường hợp nào ở Nga thời đó giới quý tộc phải chịu trách nhiệm công khai về những việc họ làm với người nông dân.

Chỉ đến khi nữ hoàng Ekaterina II lên ngôi thì mọi thứ mới bắt đầu thay đổi. Là người Đức nên Ekaterina muốn thiết lập lại trật tự và hạn chế quyền lực của giới quý tộc chuyên chế ở Nga nhưng chiến đấu với các nhà quý tộc này là chuyện không hề dễ dàng. Tình cờ may mắn, mùa hè năm 1762, hai nông nô Sakhvely Martynov và Ermolay Ilyin đã tìm cách chạy trốn khỏi lãnh địa của Saltykova đến St. Petersburg viết đơn đệ trình mọi sự trước mặt Nữ hoàng Ekaterina II. Từ trước đó, nữ hoàng đã nghe không ít phong thanh của thần dân về sự ngược đãi thậm tệ của nữ bá tước Saltykova nhưng không có bằng chứng thuyết phục để tróc nã kẻ phạm tội. Nay với lời chứng trước mắt, nữ hoàng hạ lệnh mở cuộc điều tra toàn diện, quyết mang bộ mặt thật của Saltykova ra trước công luận.

Với đủ bằng chứng, vật chứng, ác phụ Saltychikha đã bị bắt giữ vào năm 1762, bị giam giữ 6 năm để Tòa án Hoàng gia thu thập chứng cứ điều tra. Phần lớn nạn nhân sống sót và kể cả người làm chứng đều sợ hãi việc họ ra tòa cung cấp thông tin. Stepan Volkov – nhà điều tra khi đó – đã cho phép họ được ra tòa với sự bảo hộ của luật pháp.

Tại tòa, Saltychikha không thừa nhận mình bị điên hay bệnh tật, cũng không hề tỏ thái độ ăn năn về những hành vi ngược đãi khủng khiếp của mình. Ngay cả các linh mục cũng bó tay trong việc khuyên nhủ “ác phụ” phải thú nhận hành động tội lỗi của mình. Saltykova đinh ninh mụ ta vẫn có thể thoát khỏi việc bị trừng phạt.

Theo các thám tử pháp y, trong vòng 6 – 7 năm ngắn ngủi, bá tước Darya Saltykova đã áp dụng đủ các hành vi, bức tử 138 người, chủ yếu là phụ nữ (chỉ 3 nạn nhân là đàn ông), bao gồm cả các cô gái trẻ từ 10 – 12 tuổi.

Bộ Tư pháp đã thẩm vấn nhiều nhân chứng, khảo nghiệm các hồ sơ tại lãnh địa của Saltykova và nhanh chóng kết luận, 138 trường hợp bị sát hại phần lớn đều do chính Saltykova ra tay, nhưng “ác phụ” chỉ bị khép tội đã giết hại 38 nông nô bằng cách đánh đập và tra khảo họ đến chết. Nữ hoàng phân vân không biết sẽ trị tội Saltykova bằng cách nào khi mà bản án tử hình đã được hủy bỏ ở Nga vào năm 1754 cũng như bản thân bà, một người Đức sinh ra ở Stettin, nước Phổ vẫn rất cần sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc Nga khi đó để giữ vững quyền lực.

Cuối cùng, tới tháng 10 năm1768, một bản án tù chung thân tại tu viện Ivanovsky đã được áp dụng với bị cáo Saltykova. Để trừng phạt tội lỗi của mình, Saltykova phải đứng trên Quảng trường Đỏ trong một giờ với một tấm bảng nói rằng bà ta một kẻ tra tấn và kẻ giết người, trước khi bị giam cầm suốt đời trong một căn hầm nhỏ dưới lòng đất không có ánh sáng (ánh sáng chỉ được phép trong bữa ăn và giao tiếp hạn chế với những người bảo vệ và một nữ tu) tại tu viện. Saltykova đã bị giam cầm ba mươi ba năm trong bóng tối và chết ngày 27/11/1801, thọ 71 tuổi. Ngày nay, người ta có thể tìm thấy mộ của Saltykova trong tu viện Novodevichy.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *