Sai lầm lớn nhất của Nhật Bản trong thế chiến thứ 2 là gì?

A: Suttichart Denpreuktham

===

Cảm ơn vì câu hỏi.

Mặc dù đúng là trận Trân Châu cảng là một trong những điều điên rồ nhất họ từng làm (Có lẽ cũng là sự kiện được nhiều người biết đến nhất), nhưng tôi nghĩ nguyên nhân thực sự dẫn đến sự sụp đổ của Nhật còn xảy ra sớm hơn nhiều.

Có thể bạn không tin, nhưng “Chiến tranh Trung – Nhật” (the Second Sino-Japanese) mới là thất bại mang tính chiến lược nhất của họ, thậm chí thất bại đó còn tệ hơn nhiều so với trận Trân Châu cảng.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, Nhật Bản gần như không có lý do gì để tấn công vào Trung Quốc. Trong thế chiến thứ 2, họ là một trong những quốc gia khá mạnh. Họ đã thôn tính và duy trì quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên, đồng thời thiết lập Mãn Châu như con rối của mình ở phía đông bắc Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là, mục tiêu ban đầu của Nhật – tiến hành một cuộc chiến tranh mở rộng (a war of expansion) đã được hoàn thành. Thêm vào đó Nhật cũng đảm bảo được nguồn nhân lực và thị trường cho ngành công nghiệp, mở rộng được lãnh thổ cư trú cho nhân dân. Trên hết, đó còn là một nền tảng vững chắc giúp họ có thể bảo vệ được phần lãnh thổ trong nước khỏi những đối thủ tiềm tàng của mình.

Cuộc xâm lăng của Nhật vào Trung Quốc không chỉ làm rạn nứt thêm mối quan hệ của họ với phương Tây, mà còn rút cạn tài sản, sức người và cả lực lượng quân đội quý giá của họ vào một cuộc chiến kéo dài cả thập kỷ trong khi không có một kế hoạch cụ thể nào để chấm dứt.

Vào những ngày sau cuối, có lẽ hải quân Mỹ đã đánh bại hạm đội của Nhật một cách khá chật vật, sau đó đẩy họ ra khỏi hòn đảo ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau cùng chính cuộc xâm lược của Xô Viết vào Mãn Châu mới khiến Nhật đầu hàng.

Và nếu ngay từ đâu, Nhật không phân bổ quân của mình ra rộng khắp Trung Quốc thì với đầy đủ lực lượng của mình Nhật đã có thể bảo vệ khu vực này nguyên vẹn.

Và cuối cùng, chính sự kiêu hãnh và sỹ diện của Nhật đã đẩy họ vào cuộc chiến xâm lược Trung Quốc, chứ không phải từ cân nhắc thực tế sau chiến thắng của họ tại Triều Tiên và Mãn Châu.

Đây có lẽ là sai lầm tồi tệ nhất mà một nhà lãnh đạo có thể mặc phải khi dẫn dắt cả một quốc gia.

Ít nhất thì trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *