RÚT QUÂN Ở NGOẠI Ô KIEV: THÊM MỘT NƯỚC CỜ SAI LẦM CỦA BỘ TỔNG THAM MƯU NGA?

Trong vài ngày qua, quân đội Nga tiến hành thu quân tại khu vực ngoại ô Kiev, với lý do tái bố trí quân, tập trung cho mặt trận Donbass. Tuy nhiên cuộc rút quân này không hề suôn sẻ, việc tổ chức hành quân quân yếu kém, thiếu bố trí lực lượng hỗ trợ, bảo vệ sườn, chặn hậu, tránh phục kích. Quân đội Nga hứng chịu nhiều thương vong, tổn thất trên đường. Sau khi người Nga rời đi, vụ thảm sát Bucha được phát hiện gây chấn động thế giới. Áp lực chính trị từ khắp nơi đang đè nặng Nga hơn bao giờ hết.
Cuộc rút quân này một lần nữa thể hiện sự yếu kém tệ hại của tướng lĩnh cấp cao quân đội Nga. Nếu kế hoạch viễn tưởng xâm chiếm Ukraine trong vòng 7 ngày đã là một thảm họa, thì cuộc hành quân chạy đến Belarus lại càng chứng tỏ sự nghiệp dư. Họ lui quân không tính toán đến các hệ quả quân sự, chính trị theo sau. Viên tướng lập kế hoạch thiết nghĩ việc chuyển quân từ Kiev đến Donbass giống như chuyển tiền trong ngân hàng, rút từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nhanh chóng không chút phiền phức. Một kế hoạch trên giấy luôn dễ dàng hơn nhiều so với thực tế, với 3 nét bút chì trên bản đồ đã có thể chuyển 1 quân đoàn từ Kiev sang Donetsk rồi, còn thực tế vấn đề hậu cần, tuyến đường, trang thiết bị,… Nhiều đội quân tan rã trên đường chạy thay vì thất bại trên chiến trường.
Hệ quả chính trị đã thấy rõ từ Bucha, nhưng hệ quả quân sự thì sao? Nhìn chung trong chiến tranh, lui quân khi mặt trận đang nóng bỏng là tối kỵ. Đầu tiên, có nguy cơ bị đối phương truy đuổi phục kích gây tổn thất lớn, đây là bài học nhãn tiền trong sách lịch sử. Ngoài ra thứ 2, đó là ảnh hưởng về tinh thần. Binh sĩ rút đi đặt nhiều nghi vấn về sức mạnh bản thân, liệu quân đội có thực sự đủ sức chiến thắng cuộc chiến này không. Sau các cuộc lui quân, sĩ khí quân lính luôn suy giảm nặng nề. Như von Clausewitz từng mô tả:” Bạn mất niềm tin, nghi ngờ về chính các tướng lĩnh đang dẫn dắt mình”. Các đạo quân sau khi rút không thể nhanh chóng tổ chức tấn công lại, họ cần thời gian hồi phục, tái tổ chức, lên giây cót tinh thần. Nhưng theo nhiều thông tin, Nga dự định ném các đơn vị này vào tiếp chảo lửa Donbass. Nếu không cẩn thận, đây có thể sẽ là một lần nữa “nghịch dại” của bộ tổng tham mưu Nga.
Có nhiều phương án lui binh, nhưng đầu tiên, không được tiến hành vội vã. Trong trường hợp của Nga, tại Kiev họ không có lý do gì để chạy như ma đuổi. Người Nga hoàn toàn có thể đưa ra điều này trong các cuộc đàm phán, đổi lại một vài lợi thế chính trị cho Ukraine để rút quân. Sai lầm thứ 2, bộ tham mưu Nga thông báo kế hoạch chuyển quân cho mặt trận Donbass rầm rộ trên truyền thông làm Ukraine có thời gian, tâm lý sẵn sàng cho các hành động truy kích. Luôn có bất đồng giữa tướng lĩnh bàn giấy và binh lính trên chiến trường. Tướng lĩnh lên kế hoạch hiếm khi chịu áp lực sinh tử, nhưng một sai lầm nhỏ thôi sẽ đổi bằng hàng nghìn sinh mạng binh lính. Trong hồi ký quân đội, ko ít người dành lời thậm tệ nói về các tư lệnh cao cấp. Sau cuộc rút quân này, chắc chắn nhiều người Nga đang có ý kiến không hay cho chỉ huy của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *