Nói lời này mà không thấy xấu hổ hả!
Bạn đã xem phim “The Beautiful Legend of Sicily” ( Tình yêu đầu đời, Malèna) chưa? Trong thị trấn có một người phụ nữ xinh đẹp tên là Malèna và tất cả mọi gã đàn ông trong trấn đều thèm muốn vẻ đẹp của cô. Sau khi chồng của Malèna đi lính, những gã đàn ông trong trấn tung tin đồn rằng cô sa ngã, lăng loàn khiến cha Malèna vì thể diện gia đình mà cắt đứt quan hệ với cô. Sau đó họ bắt tay nhau không cho cô việc làm lẫn không bán thức ăn cho cô. Malèna đáng thương phải làm gái điếm để tồn tại và những gã đàn ông thèm muốn Malema trước đó cuối cùng đã đạt được mong muốn. Malèna tội nghiệp, vốn là một đại mĩ nhân, trong bối cảnh bình thường, một gã đàn ông muốn có được cô phải tặng cô những món quà, lấy lòng cô, làm cho cô vui. Còn lúc này thì sao? Chỉ cần cho cô cái ăn là đã có thể tùy ý chơi đùa với cơ thể cô.
Bạn đã thấy rõ chưa? Đây chính là chuyện mà tư bản làm.
Đầu tiên chủ trương kinh tế thị trường, cho rằng thể chế quốc doanh, nền kinh tế kế hoạch đã lạc hậu, không có lợi cho sự phát triển kinh tế. Khiến chính phủ chuyển nhượng và bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho họ với giá rẻ. Sau khi kiếm được tiền, họ tiếp tục mở rộng thị phần và nắm độc quyền toàn ngành, khiến người trẻ không còn cơ hội khởi nghiệp, chỉ có thể đi làm thuê. Cái này gọi là tự nguyện sao? Không, đây là chính là ngõ cụt.
Bây giờ, khi đã kiểm soát được toàn bộ ngành rồi thì lợi dụng cả hai bên. Một mặt tăng giá làm tiền người tiêu dùng, một mặt thực hiện làm việc kiểu 996, 007(*) , tăng sản lượng nhưng không tăng lương, khấu trừ tiền lương của nhân công.
996: làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, trong suốt 6 ngày một tuần
007: nhân viên lao động từ nửa đêm hôm nay (0h) đến nửa đêm hôm sau, suốt bảy ngày liên tục.
Vốn là, khi thuê một thanh niên, tư bản phải trả cho anh ta 1000 tệ (~3,6tr vnđ) thì hiện tại người thanh niên không còn lựa chọn nào khác ngoài nhận 500 tệ (~1,8tr vnđ), 500 tệ còn lại bị tư bản nhét vào túi riêng. Bạn nói xem, đây không phải bóc lột thì là cái gì?
***
Nếu như một ngày công của bạn tạo ra 100 đồng lợi nhuận cho nhà máy:
Nhà máy đưa bạn 90 đồng, thu về 10 đồng thì đây không phải là bóc lột mà được gọi là kinh doanh.
Nếu nhà máy đưa bạn 80 đồng thì cũng chưa tính là bóc lột, mà được gọi là làm tiền.
Nếu nhiều nhà máy thương lượng bắt tay nhau cùng chèn ép thì sao?
Bọn họ thấy trả lương 80 đồng mà vẫn có nhiều người chịu làm như vậy, họ chẳng ngần ngại giảm thẳng xuống 50 đồng. Dù cho có người bỏ việc, mắng mỏ cũng mặc kệ, cứ trả 50 đồng.
Rồi đột nhiên một lượng lớn công nhân đình công, nhà máy rơi vào hỗn loạn. Thế là họ tăng lương lên 60 đồng và nhân công duy trì ổn định.
Lúc này, bọn biết rằng, 60 là một giá trị sàn tuyệt đối và không thể phá vỡ. Thế họ sẽ làm gì để tối đa lợi nhuận tiếp đây? Họ sẽ ép nửa tháng lương của bạn, canh me trừ lương hết chỗ này đến chỗ nọ. Dù sao thì mức lương cũng trong khoảng trên 50, dưới 60. Nếu có thể trả 55, tư bản tuyệt đối không trả 60.
Đây, chính là bóc lột.
Nhà máy sẵn sàng bỏ ra vài trăm tệ đến một hai nghìn tệ để thuê trung gian tuyển dụng một công nhân nhưng sẽ không tăng 100 đồng lương cho công nhân cũ đâu. Bởi vì quỹ tiền lương họ trả cho người lao động đã vượt qua mức sàn rồi. Thậm chí, họ còn có thể tìm lí do qua loa nào đấy để không cần trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động nữa. Có thể là, không chịu tăng ca?
Mức lương bình thường thấp đến nực cười, phải tăng ca thì lương mới đủ ăn. Làm không tốt còn phải xin được tăng ca, công ty mới cho bạn làm.
Mọi người đều thấy rõ rồi chứ, là anh ta muốn tăng ca chứ không phải chúng tôi bắt anh ta đâu đấy.
Thế người lao động vẫn không chịu tăng ca thì sao?
Cũng được thôi, các khoản lương chúng tôi đã quy định, phải tăng ca mới có …
Tăng ca hay không?
Mọi người thấy rồi đó, là anh ta muốn tăng ca, không phải chúng tôi bắt đâu à.
Đây còn chưa gọi là bóc lột thì gọi là cái gì?
Túm lại, nếu chủ thớt là một người làm công ăn lương bình thường thì đừng tỏ ra thượng đẳng làm gì, bạn cũng chẳng hơn gì công nhân đâu.
Có nhiều cách hơn để thể hiện sự “thượng đẳng”, bạn không cần coi thường và chế giễu người khác để thỏa mãn cái tôi bản thân.
Đến lúc sếp sai bảo bạn, bạn có từng nghĩ đến bản thân cũng là một công nhân bị bóc lột không?
Tôi là cẩu tử,
Chúc bạn hạnh phúc.
Đây không phải là tự nguyện mà là ngõ cụt. Khi bạn bị mắc kẹt trong một đầm lày thì đến cộng rơm chơi vơi giữa không trung thì bạn cũng không nghỉ ngợi mà nắm lấy.
Mình đi làm gần chục năm rồi thì thấy luận điểm trả lời không đúng nữa, đặc biệt là nếu nhìn từ phát triển kinh tế vĩ mô. Thay vì nhìn theo quan điểm bóc lột, thì các bạn nên nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hoá, được điều chỉnh theo quy luật cung cầu của thị trường. Và đặc biệt là nếu đi sâu vào xem xét quan điểm quản trị nhân sự hiện tại thì họ tập trung vào xây dựng mối quan hệ win – win cho cả đôi bên, chứ Ít ai áp dụng hình thức bóc lột kiểu cũ nữa.
Hơn nữa nếu coi sức lao động, trí tuệ, hay nguồn vốn đều là tài sản thì chủ doanh nghiệp vẫn luôn là bên bỏ nhiều tài sản và chịu nhiều rủi ro hơn trong bài toán kinh doanh, do đó nếu có lãi thì họ phải nhận được phần nhiều hơn là đúng rồi.