“100% Các bạn chọn khối xã hội sẽ phải học sử” Các bạn tưởng tượng ra à? tỉ lệ đăng ký thi sử lần trc chưa đc 15% trong khi khối xã hội chiếm 55,38% cả nước. Nếu lệch như thế thì học sử làm gì khi không thi? Thực tế chúng ta cần làm rõ cái nhiệm vụ cấp 3 hay còn gọi là trung học phổ thông nó là gì? Nếu coi nó là thời gian học “dự bị” cho Đại Học thì ok thôi nghiễm nhiên có thể hoàn toàn tập trung vào các môn chuyên ngành, còn thì chọn môn theo ý thích chả ai nói gì. Tuy nhiên như cái tên của cấp 3 là “Trung học phổ thông” đã gọi là “phổ thông” nghĩa là về cơ bản ai cũng biết, cũng hiểu, nếu vậy sao lại sinh ra phân ngành? nếu nói các môn năng khiếu hoặc ngoại ngữ có chia ra tự chọn tôi còn hiểu được.
“Sử không phải để nhồi, sử để giáo dục tư tưởng. Tư tưởng mới quan trọng. Tư tưởng đúng thì ko có gì lay động được. Học để cho biết thì dễ bị sao động lắm.” Sử là 1 môn khoa học. nó mang tính quy nạp vào tổng kết rất lớn, đòi hỏi kiến thức trải rộng từ nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Nó hoàn toàn tự mang thông tin tri thức riêng, tư tưởng là lồng vào dạy học, nó không phải thứ dạy trên bề nổi. Không ai cần 1 anh commissar trong lớp dạy học sử, nhưng tố dưỡng chính trị cơ bản của gv môn sử cần đạt tiêu chuẩn nếu không muốn không hiểu thấu xuất hiện 1 số đối tượng chống phá nhà nước”
“Sử nên được lồng ghép thêm vào các môn học khác, học sinh sẽ có hứng thú hơn. Các môn khác sẽ cần thêm các fact, các câu chuyện về sử trong đó, những cái học thêm, phụ lục…” Bản thân lịch sử là rất đồ sộ, liên quan rộng rãi ở khắp mọi khía cạnh cuộc sống, không thể chỉ vác lịch sử toán học ra để nói lịch sử TG từ thời Hy Lạp sinh ra Pytago tới hiện đại có bom nguyên tử. Thậm chí khi lên ĐH các môn chuyên ngành cũng có lịch sử riêng nó, học toán có lịch sử toán học, học tin học có lịch sử máy tính, v.v… Do đó điều trên đã có nhưng môn sử vẫn không thể không đứng riêng thành 1 môn học quan trọng với học sinh.
“Từ năm lớp 1 – 9 đã học cơ bản rồi. Lên lớp 10 chuyển sang định hướng nghề nghiệp là hợp lý. Các em khối xã hội sẽ học sử để định hướng cho tương lai cho các nghề xã hội. Các em học tự nhiên sẽ học sử để có thể mở rộng thêm kiến thức cho lĩnh vực của mình. 2 khối này cần có cách tiếp cận sử khác nhau. Và việc tách ra 2 bộ sách sử cho 2 phương pháp khác nhau này mà các bạn kêu là sai.” Lật lại mục 1, cần làm rõ vai trò cấp 3 trước khi tự biến đổi nội dung dạy và học theo ý tưởng bản thân. Ngoài ra sách sử 2 khối có 2 cách tiếp cận khác nhau? vậy tính đào tạo 2 loại giáo viên dậy sử nữa à? ủa thế hóa ra lại còn đẻ thêm ra nhiều vấn đề phụ hơn à? Tiện thể Lấy nước Mĩ làm ví dụ đi, mặc dù không có quy định nào là bắt buộc học sinh Mĩ phải học lịch sử nhưng có tới 31 bang Mĩ yêu cầu học sinh phải hoàn thành ít nhất là 1 năm học môn lịch sử nước Mĩ trong nhóm social studies. Trong tài liệu mình tra được ghi rõ là 1 năm học nhé không phải 1 tín chỉ hay gì đâu. Đấy là chưa nói tới TQ, Nga hay Nhật đều bắt buộc học sử ở cấp 3, không có chọn chung gì hết. Nga có nền giáo dục đứng thứ 23, Nhật đứng thứ 7 và TQ đứng 22 trên toàn TG, còn VN tận 59
“Giờ Bộ GD đang nghiên cứu sửa đổi điều đó thì các bạn coi là lật sử, là đi lùi.” Không ai cấm nghiên cứu, nhưng ném vào thực hiện sau chỉ 4 năm thí điểm với giáo dục là không thể hiện đc cái qué gì hết ngoài sự vô trách nhiệm. Học xong cấp 3 xong 1 thanh niên sẽ có mấy con đường? Đi ĐH, Cao Đẳng, học nghề, về quê, nghĩa vụ? ngắn gọn là ngoài nghĩa vụ và về quê, họ sẽ tốn ít nhất là 2 năm cao nhất là khoảng 10 năm nếu học lên tiến sĩ. Khi học xong họ ra đóng góp xã hội thì lúc này bạn khảo vấn lịch sử thông thường của mấy học sinh cấp 3 trước kia học thí điểm nay đã trưởng thành thì mới thấy chênh lệch của họ với đào tạo lịch sử theo cách cũ được. Chứ nếu đánh giá kiểu tỉ lệ đỗ ĐH chẳng hạn thì tôi xin phép không còn gì để nói. Chương trình giáo dục thực nghiệm cũ thí điểm tới giờ bao nhiêu năm(chả nhớ nữa nhưng lúc tôi lớp 6 đã có nó rồi) còn nằm song song với ct cũ, đây các bác đẻ ra ý tưởng, test sơ sơ cái 4 năm rồi nhét vào cho cả nc dùng.
“Thay vì dạy 1 cách máy móc, cố gắng nhồi vào đầu trẻ các sự kiện thì chúng ta sao không chuyển hướng sang cho trẻ tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Giáo viên chỉ định hướng lại những cái sai, những cái không đúng. Tiếp thu chia sẻ thêm cái mới. Trẻ sẽ nhớ lâu, nhớ dai…” Không, thực tế người Anh đã từng làm như thế, chia nhỏ lịch sử ra, chú trọng vào các bài học, các kỹ năng mà môn lịch sử có thể đem lại cho học sinh suốt từ 1972 tới 2010. Kết quả là họ từ 2010 phải đổi ngược lại cách dạy cũ bởi xảy ra hệ lụy là giới trẻ ko yêu nước, không có sự trân trọng với hiện tại bởi không hiểu được làm sao có được hiện tại từ quá khứ. Thậm chí chúng không hiểu lịch sử nước Anh bởi đa phần các bài học và kỹ năng tới từ lịch sử thế giới. Với giới trẻ dạy theo phương pháp tự khám phá thì lịch sử tựa như những câu chuyện cổ tích xa rời thực tế, một khi nó quá xa lạ hiện tại, trẻ con không đủ kiến thức sẽ dễ dàng đi lạc trong môn sử khổng lồ, mà một khi lạc lối trời mới biết sản phẩm của nền GD sẽ thành cái gì.
“Chúng ta luôn chê bai GD Việt Nam kém. Nhưng khi họ thay đổi thì các bạn nhảy dựng lên, xù lông lên.” “Chúng ta là những người đi trước thấy việc dạy sử có nhiều vấn đề nhưng cứ bắt các em đi sau phải học theo phương pháp cũ là sao ?.” Vấn đề là trẻ em là tương lai đất nước, chúng nó không phải vườn rau thí nghiệm của bộ GD cũng không phải bảng báo cáo thành tích cho các giáo viên, hiệu trưởng, cục trưởng, bộ trưởng. Tôi cũng đã nhìn cái bộ GD “cải cách” từ hồi tôi học lớp 9 tức là năm 2002 tới giờ và họ vẫn ăn chửi đều trong khi trước đó có ai chửi không?. Hãy nhìn nước như Anh, họ đã thay đổi 40 năm(1972-2010) để rồi phải quay ngược về bởi thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề khi đi sai con đường. Cách dạy cũ có thể chưa tốt, còn nhàm chán, còn chưa thích hợp với tình hình mới, nhưng cần phải nhớ đất nước chúng ta có thể chế chính trị đặc biệt, vị trí địa chính trị cũng chả lấy gì làm an toàn như nước Anh, họ có thể chịu cảnh 40 thế hệ bị giáo dục sai lầm và vẫn còn chỗ sửa sai cùng thời gian để thay đổi, chứ chúng ta mà sai khả năng là vĩnh viễn không còn “chúng ta” đâu. Nói đúng hơn thì tôi cho rằng VN chúng ta không có nhiều chỗ cho sai lầm trong giáo dục nhờ ~20 năm “cải cách” đã qua.