RENOIR: “TẠI SAO NGHỆ THUẬT LẠI KHÔNG NÊN ĐẸP? CÓ ĐỦ THỨ KHÓ CHỊU TRÊN ĐỜI RỒI.”

Danh họa Pierre Auguste Renoir (1841 – 1919) là một nghệ sĩ hàng đầu người Pháp. Được sinh ra trong một gia đình trung lưu hạng hai. Renoir lớn lên ở Pháp khi đất nước này đang là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Năm Renoir lên 7 cũng là năm diễn ra cuộc Cách mạng 1848, Đệ nhị Đế chế được thiết lập, do Napoleon III lãnh đạo và giai cấp tư sản vận hành. Đây là thời kỳ kinh tế phát triển vượt bậc và thương mại phát đạt, chứng kiến sự ra đời của một số phát mình quan trọng nhất thế kỷ 19, bao gồm nhiếp ảnh, động cơ điện, và đầu máy hơi nước. Nhưng đây cũng là thời kỳ xã hội vẫn còn niềm tiếc nhớ cơ bản dành cho quá khứ, nhất là hai thế kỷ 17 và 18. Do đó, các danh họa cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sáng tác.

Xuyên suốt cuốn sách, cuộc đời và sự nghiệp của Renoir hiện lên theo dòng chảy lịch sử hội họa, nó bao hàm đầy đủ cả những tác phẩm nổi tiếng nhất của danh họa, cả những khung hình về cuộc sống, về tổ ấm và gia đình của ông.

Được công nhận khắp thế giới vì những hình ảnh ngập nắng, cảnh tiệm cà phê, phong cảnh bờ sông lấp lánh, những đóa hoa, trẻ em, những người phụ nữ mắt bồ câu, dù trải qua bao đau khổ, nghệ thuật của Renoir luôn luôn thể hiện niềm lạc quan và niềm vui sống của chính ông. Tất cả hoàn toàn trái ngược với thực tại luôn đau đáu tìm kiếm một phong cách riêng mình, và căn bệnh viêm thấp khớp hành hạ cùng nỗi niềm mất mát bạn bè thân thiết mà ông phải chịu đựng. Có lần ông nói:

“Tại sao nghệ thuật lại không nên đẹp? Có đủ thứ khó chịu trên đời rồi.”

Cảm giác hạnh phúc tràn đầy mọi thứ ông sáng tạo ra, từ những chân dung xã hội, đến những tác phẩm Ấn tượng chủ nghĩa, và những bức tranh theo phong cách Cổ điển của ông. Tác phẩm của ông thường đặc tả bạn bè thượng lưu và trung lưu của ông, bởi vì bất chấp xuất thân tầm thường, tình cảm ấm áp, lòng trung thành và sự nhiệt tình của ông với cuộc sống đã hấp dẫn những người quen từ mọi nền tảng học vấn và nhóm tuổi. Luôn là người độc đáo, ông đã tận dụng hàng loạt những ảnh hưởng từ Delacroix, Corot, Courbet, Manet, Degas, Watteau, Boucher, Titian, Michelangelo, Raphael, Rembrandt, Monet, cũng như nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Năm 1870, người bạn thân nhất Monet kết hôn với người tình của ông, ông ở lại với Bazille tại Paris, cuộc sống bình thường của Renoir chấm dứt khi chiến tranh Pháp – Thổ nổ ra. Mặc dù không biết gì về ngựa, Renoir bị gọi đi lính với Sư đoàn Kỵ binh. Bazille tham gia vào Trung đoàn bộ binh, Monet di cư sang London và Manet kẹt trong cuộc vây hãm Paris. Chỉ trong vòng mấy tháng, Renoir mắc kiết lị, và Bazille hy sinh trong khi chiến đấu. Sau này khi đến cuối đời, Renoir nhớ lại: “Tôi không bao giờ có khí chất của một chiến sĩ, và có lẽ tôi đã nhiều lần bỏ cuộc nếu không có Monet người bạn tốt của tôi, người mà bản thân có điều đó – khí chất của một chiến sĩ – vực tôi dậy’’. Trong suốt những năm tháng bên nhau, khi Monet chán nản, Renoir làm ông vui lên, và khi Renoir tính đến chuyện từ bỏ, Monet giúp cho ông can đảm.

Sau khi kết thúc chiến tranh, Renoir trở về thành phố, bắt đầu tìm lại những nhiệt huyết trước chiến tranh của họ, từ đây Renoir cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Ngày 15 tháng 4 năm 1874, triển lãm đầu tiên được mở ra. Giống như Salon của Những kẻ bị khước từ năm 1863, triển lãm khá đông khách thăm thú nhưng lại một lần nữa, phần lớn họ phá ra cười. 10 ngày sau mở cửa, nhà báo châm biếm Louis Leroy (1812 – 1885) đã đăng một bài báo khinh miệt trên tạp chí Le Charivari, với tít bài “Cuộc triển lãm của những kẻ Ấn tượng,” dựa trên một bức tranh vẽ cảnh Le Havre của Monet. Triển lãm mở cửa 1 tháng, 3.500 khách đã ghé thăm – so với số lượng 400.000 người đến xem Salon. Về mặt thương mại, triển lãm đã thất bại vì các nghệ sĩ đã không kiếm đủ để trang trải chi phí, nhưng về mặt lịch sử, nó đã giới thiệu họ ra mắt trước công chúng.

“Những người phê bình ông phàn nàn về tính đa cảm và bản chất đầy lý tưởng trong nghệ thuật của ông, trong khi những người ngưỡng mộ ông yêu nét thanh nhã và niềm vui sống mà ông mô tả. Ông vẫn luôn là nhân vật quan trọng trong lịch sử nghệ thuật, trong số các nhà Ấn tượng chủ nghĩa hàng đầu, và là một trong những nghệ sĩ dễ hiểu và có ảnh hưởng lâu bền nhất của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *