RANH GIỚI CỦA CẢM XÚC – sự im lặng có thể GIẾT CHẾT cảm xúc hoặc có thể khiến người ta YÊU mình (Phần 1)

Thực cế mọi người có thể tạm hình dung cơ bản, trầm cảm là kết quả của một quá trình con người ta phải kìm nén cảm xúc không được bộc lộ nó ra, không phải họ không có khả năng giao tiếp hay có các mối quan hệ xã hội, mà đơn cử giả sử như một ai đó nói “con cảm thấy…” bố mẹ lập tức “thôi thôi đừng làm trò nữa” quá trình kìm nén cảm xúc lâu dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Ở một diễn biến khác EMOTIONAL BOUNDARIES – ranh giới cảm xúc, lần đầu khi mình thực sự hiểu về khái niệm này, mình nhận ra mình từng là một người yêu rất tệ. Và thảm hại.

1. “Ranh giới cảm xúc” (emotional boundaries). Hãy tạm hiểu đó là giới hạn những gì người khác không được phép xâm phạm hay đối xử với bạn về mặt cảm xúc. Nói cách khác, không ai có thể làm cho bạn tổn thương nếu bạn không cho phép điều đó xảy

Mọi người có thể tạm hình dung lớp da là ranh giới của cơ thể bạn, nếu bạn để cho người khác xâm hại đến nó, dùng dao rạch lên nó, máu sẽ chảy ra. Nếu những điều tương tự lặp lại và liên tục diễn ra ở mức bạn không cho nó thời gian tự phục hồi hay băng bó lại vết thương, cơ thể bạn sẽ bị huỷ hoại, cạn kiệt, rồi nhiễm trùng, biến chứng, hoại tử… bạn kiệt quệ và chết dần.

Ranh giới cảm xúc cũng vậy. Khác là nó vô hình. Khi bạn để cho ai đó liên tục cứa lên những cảm xúc của bạn, “máu” sẽ chảy ra cho đến khi bạn vô cảm, trái tim bạn chằng chịt vết thương và sẹo, rồi bạn cũng dần bị huỷ hoại và chết… về mặt tinh thần.

Nếu cơ thể của bạn đau đớn và đầy các vết thương, bạn sẽ không muốn chạm vào ai cả, bạn sẽ ghét cơ thể của mình, bạn sẽ càng muốn che giấu nó. Cảm xúc của bạn cũng vậy, khi có quá nhiều vết thương, bạn càng muốn che giấu nó, càng cảm thấy ghét nó. Bạn sẽ muốn quên nó đi, có thể bằng sự hằn học, bằng sự thờ ơ, bằng chất kích thích…

Vết thương cơ thể có thể che giấu bằng quần áo, còn vết thương cảm xúc sẽ được che giấu bằng những lớp mặt nạ thể hiện ra xã hội như: tôi chẳng cần ai, tôi là nạn nhân, tôi cao thượng hơn, tôi hạnh phúc tuyệt vời, tôi đang hưởng thụ, tôi hết lòng vì công việc hay lý tưởng nào đó… Nhưng nếu bên trong bạn không thực sự cảm thấy thế, hoặc đến khi màn đêm buông xuống, bạn cảm thấy lạc lõng, hoang mang, sợ hãi… thì bạn cần phục hồi lại ranh giới cảm xúc của bản thân.

2. Thế nào mới là một ranh giới cảm xúc lành mạnh? Chúng ta lại cùng liên tưởng tới đường biên giới của một quốc gia. Một quốc gia mà không có biên giới, không thể tuyên bố chủ quyền thì việc bị xâm phạm là đương nhiên. Nhưng một quốc gia xây dựng biên giới quá kiên cố với quá nhiều tường rào và dây thép gai, ngắt kết nối với toàn bộ thế giới và không dám giao lưu… cũng là một quốc gia có vấn đề, đầy nỗi sợ, phòng thủ và cực đoan, nó cũng không thể phát triển và lớn mạnh. Mình nhớ đến những quốc gia ở châu Âu, khi đường biên giới chỉ là một vạch kẻ trắng, người dân có thể ngồi thảnh thơi uống cafe ngay tại đường biên đó, mặt khác họ hiểu rằng một khi đã bước chân sang địa phận nào, họ cần tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của địa phận đó. Sự bình an này thể hiện một quốc gia có chủ quyền mạnh mẽ, được tôn trọng và ở cạnh những người mình tôn trọng. Không phải do đất nước đó lựa chọn được nước láng giềng của mình, mà là họ biết rõ những gì mình muốn, thiết lập được những nguyên tắc chung, vì lợi ích chung.
Ranh giới cảm xúc lành mạnh cũng hệt như vậy.

…Còn tiếp…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *