Bạn nên biết rằng mỗi người khác nhau có sức chịu đựng khó khăn/khổ sở khác nhau và việc so sánh giữa những tình huống với nhau không phải lúc nào cũng có ích.
Dù rằng việc nhắc nhở một người rằng “những người khác còn đang chịu cảnh tồi tệ hơn” có thể khiến người đó nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều khi trải qua thời gian khó khăn, nhưng việc xem thường nỗi khốn khổ của người khác chỉ vì bạn ở trong cảnh tệ hơn họ chưa bao giờ là một điều đúng đắn.
Edit1: Cảm ơn vì mớ award hỡi những con người từ tế!
Edit2: có nhiều người đã nói lên một quan điểm khá hay là điều tôi nói ở trên cũng áp dụng được với cách mà chúng ta phản ứng với những khổ sở nội tại của chúng ta nữa. Đúng là xem nhẹ những vấn đề của người khác vì chúng ta đang ở trong cảnh khốn đốn hơn chẳng giúp ích được gì, nhưng nhiều khi chúng ta cũng tự xem nhẹ nỗi đau của chính mình bằng cách không chịu thừa nhận rằng chúng ta cũng đang rất khó khăn, bởi chúng ta cứ mặc cảm với suy nghĩ rằng ngoài kia có thể có nhiều người khó khăn hơn chúng ta.
Quan trọng là chúng ta phải biết cân bằng giữa việc không làm quá nỗi đau của mình, làm vậy cũng không ích gì mà lại khiến mình tự nhặng xị và rối hết cả lên, với việc đừng khiến bản thân cảm thấy tội lỗi vì khó khăn mình đang có vì cái suy nghĩ rằng “nó không tệ tới mức có thể đem ra so sánh”. Rõ ràng là nó phải có một cái ranh giới ở đâu đó và những “khó khăn” đấy có thể chỉ là những thứ nhỏ nhặt nếu xem xét khách quan, nhưng tôi tin chắc là nếu chúng ta hiểu được những ý nói trên thì sẽ giúp ích được nhiều lắm đấy.
______________________
Link Reddit: https://redd.it/hp9j5s
______________________
u/poisontongue (2.3k points)
Cái lập luận “trẻ em châu Phi còn đang chết đói kia kìa” không hề có ích xíu nào.
Cái kiểu “đại hội Olympics cho những kẻ khốn cùng” cũng chẳng hề vui.
(the suffering Olympics: đại khái là một cuộc so sánh ai khốn khổ hơn)
>u/yveins (900 points)
Tôi nhớ là hồi trước tôi có cãi với một người trên Discord và dưng đâu có một người khác xen vào “Trẻ con châu Phi còn đang chết đói kia kìa còn hai người lại ở đây tập trung vào mấy cái này á hả?”. Tôi đáp rằng ừ cảm ơn ông, mấy cái vấn đề kinh tế ở châu Phi sẽ được giải quyết nếu như chúng tôi không tranh luận về những thứ nhỏ nhặt nữa đấy. Cảm ơn Chúa, ai biết là mấy thứ đó dễ giải quyết như vậy đâu.
Rồi cái người đó im luôn.
______________________
u/edenunbound (652 points)
Bà của tôi hay mở đầu bằng cái điệu “người khác còn đang khổ hơn” rồi tôi bắt đầu đáp rằng “vậy liệu con có nên rầu rĩ vì còn có nhiều người khác sướng hơn con không?” và bà thừa nhận là ý của tôi cũng đúng. Đớn đau, hạnh phúc của tôi là của tôi. Có thể với bạn thì nó chẳng phải là đớn đau hay hạnh phúc gì, nhưng với tôi thì nó là như thế chứ chẳng hề thay đổi.
>u/ineedanewaccountpls (245 points)
Hồi tôi còn học cấp hai, có một lần dì tôi đón tôi tan học. Tôi chỉ gặp dì được vài lần thôi bởi dì được biết tới là một người có hàng đống vấn đề và nhìn chung thì không có ảnh hưởng tốt. Còn cha tôi thì lâu lâu lại biến mất một khoảng thời gian, nên cái việc tôi được đón bởi những người thân hoặc bạn bè ngẫu nhiên cũng chẳng lạ lùng gì.
Chúng tôi dừng đèn đỏ và dì tôi chỉ vào một người trong một cái xe hơi khác và giải thích “Con có thấy người đó không? Điều khổ sở nhất mà người đó trải qua là điều khổ sở nhất mà người đó biết.” Câu nói đó đã gắn liền với tôi đấy.
Dì tôi tự sát vài ngày sau đó.
(“The worst suffering he’s experienced is the worst he knows”: chúng ta cứ nghĩ những đớn đau này là tệ hại nhất rồi, nhưng đó là bởi chúng ta chưa biết tới những điều tồi tệ hơn khác.)
______________________
u/Lorosaurus (1.3k points)
Tôi luôn cố giải thích điều này về những đứa trẻ, nhưng tôi không giỏi ăn nói lắm. Kiểu, một đứa con nít mất đi món đồ chơi yêu thích cũng có thể đau đớn hệt như một người lớn phải chịu những “vấn đề thật sự”. Sự đồng cảm là một thứ rất quan trọng trong cư xử, đặc biệt là với trẻ con.
______________________
Bài đăng của bạn An cute trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/596945024549043
[Illustration: Neil Webb / debutart]