Bức ảnh này có gì đặc biệt?
Trả lời: Đây là dấu thủy ấn trên trang cuối cùng của tập Truyện Kiều, phiên bản 1951 cực kì hiếm. Quyển sách được viết tay hoàn toàn và còn được khắc vào một bản kim loại. Trong 1000 quyển được làm ra, đa số đã biến mất không dấu vết. Tôi có được một số ít còn sót lại. Ai muốn vào thảo luận không?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/e7p8f7
_____________________
u/ostervan (3 points)
Chưa từng hỏi điều này bao giờ nhưng mà ban đầu điều gì đã thu hút anh đến với cuốn sách này vậy?
>u/AnhRacRoi (5 points)
Chà điều ấy cũng quả là kì lạ. Tôi biết đến Truyện Kiều từ rất sớm, khi mới đặt chân đến đây, nhưng khi ấy tôi không hứng thú với thơ ca cho lắm. Tôi chỉ là một chàng trai trẻ, độc thân và chạy loanh quanh từng ngõ ngách ở Sài Gòn như một gã rồ.
Sau khoảng thời gian 5 năm miệt mài học tiếng Việt, bao gồm cả ở trường đại học và ở vùng nông thôn mà tôi sinh sống, tôi cứ ngỡ rằng vốn tiếng Việt của mình đã tốt lắm rồi. Đến khi tôi cầm lên tay một ấn bản Truyện Kiều trong hiệu sách, tôi đã sốc bởi vì không thể hiểu nổi dù chỉ một từ. Đương nhiên là vậy rồi vì nó được viết bằng chữ Nôm, chứ không phải là bằng tiếng Việt đương đại.
Một khi tôi bắt đầu thả hồn theo truyện, tôi đã thực sự ngạc nhiên bởi cách câu truyện hấp dẫn đến dường nào – vừa xét về mặt là một tác phẩm giả tưởng đong đầy tình yêu, tình dục, bạo lực, sự đền ơn – chuộc tội, nỗi bi sầu – sự hân hoan và còn cả yếu tố kì ảo; cũng như xét về mặt là một công cụ dạy học. Tác phẩm này, theo nghĩa đen, được dùng để dạy về ngôn ngữ trung đại cũng như là tôn giáo, đạo đức và đạo lí làm người,… những điều tạo nên một Việt Nam rất “Việt Nam” như hôm nay.
Kể từ thời điểm đó, tôi càng nghiên cứu tác phẩm này bao nhiêu thì càng bị hấp dẫn bởi nó bấy nhiêu và bắt đầu sưu tầm những cuốn sách cũ. Nhưng chỉ riêng về bản này thôi đã là cả một câu chuyện hoàn toàn khác rồi.
_____________________
u/eidolongitude [Tôi sống ở Việt Nam] (2 points)
Tôi tình cờ đọc được Kiều lần đầu tiên vào hôm vừa rồi. Tôi đã mua phiên bản song ngữ của Micheal Counsell (NXB Thế Giới) ở Fahasa khoảng vài năm về trước, nhưng lại bị hơn 600 trang sách dọa cho sợ chết khiếp. Đến khi bản dịch mới của Timothy Allen (NXB Penguin) được phát hành gần đây thì tôi mới quyết định thử lại một lần nữa. Phiên bản của Allen chỉ có hơn 200 trang giấy… và 50 trong số chúng là phần giới thiệu đầu vào.
Còn bây giờ khi tôi xem kĩ hơn bản của Counsell, tôi mới nhận ra rằng (quá rõ ràng) phần song ngữ khiến số trang cũng gấp đôi lên… cũng như có rất nhiều khoảng trắng nữa. Có lẽ tôi sẽ cố thử lại lần nữa với nó trong tương lai.
Tôi cũng đã tìm thấy một bài phê bình rất đỗi gắt gao cho bản dịch của Allen. Phải thừa nhận rằng một số điều trong đó còn khiến tôi phải nhíu mày. Có vẻ như anh ta còn không nói được Tiếng Việt trước khi bắt đầu phiên dịch tác phẩm này. Phần mở đầu dài thênh thang nhưng lại tập trung hầu hết vào bối cảnh Trung Hoa cổ đại của câu truyện, chẳng nhắc gì đến phần lĩnh hội của Việt Nam. (Theo như bài phê bình đánh giá: Điều này tựa như giải thích tác phẩm Caesar của Shakespeare và dành toàn bộ thời gian để bàn về La Mã cổ đại, mà không chỉ ra được điều gì đã khiến vở kịch phổ biến rộng rãi dưới thời Elizabeth ở Anh.)
Nhưng kể ra thì tôi cũng cảm thấy bản dịch ấy rất dễ đọc – điều này không liên quan đến việc phần dịch có tốt hay không, vì tôi vẫn chưa đọc bản gốc hay bất kì phiên bản nào khác cả. Nó đơn giản là văn xuôi, hay ít nhất là cũng tựa như văn xuôi. Tôi không chắc nên cảm thấy ra sao vì việc này nữa, vì mục đích chính của Kiều là gieo vần. Thế nhưng một lần nữa, một bản dịch không có vần cũng đã đủ khó rồi.
>u/AnhRacRoi (1 point)
Cậu đã làm rất tốt trong việc quan tâm đến và tìm đọc một tác phẩm cho dù là của bất kì người viết nào đấy!
“Tôi cũng đã tìm thấy một bài phê bình rất đỗi gắt gao cho bản dịch của Allen”
Yup. Tôi cũng từng trong hoàn cảnh ấy. Vấn đề không chỉ là mỗi vốn dịch nghèo nàn của anh ta, mà còn nằm ở việc Allen thậm chí chẳng màng tìm đến chuyên gia để đưa ra đánh giá sơ bộ cho bản dịch của mình. Rồi Penguin, một nhà xuất bản tiêu chuẩn vàng về văn học cổ điển, lại thu nhặt nó rồi niêm dấu xác nhận của họ lên! Việc họ sẵn sàng làm thế mà không tham vấn đến các học giả về Kiều còn đáng sốc hơn nữa. Cứ giống như là một gã nào đó từ trên trời rơi xuống, mang theo một bản dịch mới cho Romeo and Juliet nhưng không ai thèm bận tâm đến việc xem qua nó – rồi Penguin thì cứ thế phát hành thôi.
Đây có lẽ là bản dịch tốt nhất tính đến hiện tại. Tuy sẽ hơi dài hơn để đọc nhưng vẫn đáng đồng tiền bát gạo đấy. Huỳnh Sanh Thông quả là xuất sắc.
Xin mời!
_____________________
u/E_Laos_Citizen (1 point)
Này phải thật không vậy, tôi nghe mùi lừa đảo.
>u/AnhRacRoi (1 point)
Rất chắc chắn là hàng thật nhé! Tôi đã phải trải qua rất nhiều công đoạn với tấm ảnh này để có thể lộ ra được dấu thủy ấn trên trang giấy. Nó rất là mờ luôn. Thực ra thì dấu này nằm trên mọi trang của cuốn sách luôn. Nhưng chỉ có trên trang cuối này thì tôi mới làm cho nó nhìn ra được.
_____________________
u/finn941 (1 point)
Đây có phải dấu thủy ấn nguyên gốc không hay là có ai đó đã vẽ lên vậy? Nếu đây mà là dấu gốc thì nó mang nghĩa “Kết”.
>u/AnhRacRoi (2 points)
Phần thủy ấn là hình con rồng. Thực ra thì nó nằm trên mọi trang của quyển sách và cực kì khó nhìn ra trừ khi cậu giơ nó lên về phía ánh sáng. Tôi đã phải lọc tấm ảnh này rất nhiều mới khiến cho nó có thể nhìn được. Đấy là nguyên do tại sao chữ Chung nhìn buồn cười như thế. Cậu đã đúng về phần nghĩa rồi đó, nó là từ Hán Việt cho “Kết Thúc”.
_____________________
u/lanhchanh_chanhlanh [Người bản địa] (1 point)
Làm cách nào mà anh tìm được phiên bản này thế?
Liệu anh có biết về hoàn cảnh của ấn bản này không? Như là cách nó được tạo nên, ai đã quyết định sẽ làm theo cách đó, được in chữ thế nào và mất bao lâu để làm ra một bản?
Có sự khác biệt nào giữa Truyện Kiều ở quyển này so với những phiên bản khác không? Nếu như phải chọn thì anh nghĩ phiên bản nào của Truyện Kiều gần tương tự với nó nhất?
>u/AnhRacRoi (2 points)
Tất cả đều là những câu hỏi tuyệt vời!
“Làm cách nào mà anh tìm được phiên bản này thế?”
Tôi bắt đầu sưu tầm những phiên bản hiếm thấy của Truyện Kiều một số năm về trước. Tôi đã phải càn quét tất cả tiệm sách cũ, đồng thời nhờ người chủ của chúng truy tìm thêm nhiều phiên bản hơn nữa. Rồi tôi cũng thu mua thêm những bộ sưu tập của người khác. Thế nên trong quá trình này, tôi đã gặp được tất cả phiên bản khác nhau của Truyện Kiều được xuất bản trong tầm 1 thế kỉ qua. (Thứ có tuổi đời lâu thường cực kì hiếm và hầu hết thường nằm trong những chủng viện – của các trường đại học hoặc chính phủ.)
“Liệu anh có biết về hoàn cảnh của ấn bản này không? Như là cách nó được tạo nên, ai đã quyết định sẽ làm theo cách đó, được in chữ thế nào và mất bao lâu để làm ra một bản?”
Biết gì không? Tôi ước rằng mình có câu trả lời cho tất cả chúng. Tôi có biết là quyển sách đến từ một công ty in ấn của Pháp tại Paris (Paul Dupont), song chính xác họ đã làm ra sao thì tôi không rõ. Mỗi trang đều được viết tay bằng chữ thảo (chữ thư pháp); sau đó được khắc lên một bản kim loại, rồi in vào những trang giấy dày cộp, lỗ chỗ. Ngay cả riêng phần giấy thôi cũng đã tuyệt mĩ bởi nó chứa đựng rất nhiều tính cách của tác giả – cũng như dấu thủy ấn hình rồng trên mỗi trang.
Một nét quyến rũ khác của ấn bản này chính là việc thiếu đi phần chú thích. Tổng lại chỉ là 3254 câu thơ được viết lần lượt nhau mà không có đoạn nghỉ nào, trừ phần tiêu đề cho từng chương. Không có cả phần đánh số ở đầu câu luôn. Đúng nghĩa là có ai đó cứ thế ngồi xuống và viết hết Kiều ra thôi.
Cuối cùng, mỗi quyển đều có bốn bức họa được vẽ lên bằng màu nước. Hầu hết chúng đã biến mất sau khi bị mai một bởi thời gian. Tôi có 5 quyển sách của ấn bản này và chỉ có hai trong số đó vẫn còn lưu lại phần tranh màu nước gốc.
“Có sự khác biệt nào giữa Truyện Kiều ở quyển này so với những phiên bản khác không? Nếu như phải chọn thì anh nghĩ phiên bản nào của Truyện Kiều gần tương tự với nó nhất?”
Điều làm ấn bản này khác hoàn toàn so với những bản khác từ thế kỉ 20 chính là việc chẳng có chú thích gì sất. Thế nên đối với tôi, nó gần giống như những phiên bản bằng chữ Nôm vào cuối thế kỉ 19. (À mà tôi không có những bản ấy đâu, hầu hết đều là vật trưng bày của các bảo tàng rồi. Tôi chỉ biết được hai nhà sưu tập đang giữ chúng thôi. Dù có tự tìm được một bản thì nó cũng vượt cực xaaaaa giá tiền tôi có thể chi trả thôi.)
Cảm ơn vì những câu hỏi tuyệt vời này và gửi đến cậu những lời chúc tốt đẹp nhất nhé!
>>u/Saigonese2020 (1 point)
Ngoài Truyện Kiều ra, theo anh thì đâu là Top 5 tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam mà mọi người nên biết?
>>>u/AnhRacRoi (1 point)
Chà một câu hỏi rất tuyệt!!!
Chắc chắn sẽ là thơ của Hồ Xuân Hương rồi. Một huyền thoại toàn tập. Bà đã đi trước thời đại hơn 150 năm nếu ta bàn đến những suy ngẫm của bà về vai trò và bản sắc của người phụ nữ Việt Nam. (Bà cũng viết thơ bằng chữ Nôm).
Còn có Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn. Một tác phẩm rất tuyệt và được viết bằng chữ Hán Việt, tuy nhiên phiên bản nào cũng có phần quốc ngữ song song, giống như Phiến đá Rosetta vậy ấy.
Trans/Note: Phiến đá Rosetta (Rosetta Stone) là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorite có khắc một sắc lệnh được viết bằng ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại, ở giữa là ký tự Demotic và dưới cùng là tiếng Hy Lạp cổ đại.
Ngoài Truyện Kiều ra thì đó là hai thứ duy nhất tôi từng nghiên cứu. Tôi cũng có thơ của Lê Quý Đôn nhưng lại chưa từng đọc bao giờ. Thêm vào đó là một cuốn Tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên (Bùi Quang Nhơn – 1985) nhưng đáng buồn là cũng chưa đọc qua. Đơn giản vì không đủ thời gian.
Tuy vậy năm 2020 này, tôi sẽ tạm nghỉ khỏi Truyện Kiều một năm và đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhiều nhất có thể. (Tôi cần thời gian nghỉ ngơi). Sách của ông vô cùng tuyệt vời và ông đã viết quá là nhiều trước khi qua đời ở tuổi 27.
À tôi cũng đã tìm hiểu về thơ Phan Bội Châu vài năm về trước. Tuy rất lôi cuốn nhưng lại quá khó hiểu đối với tôi.
Trời đất, tôi cũng quên nói là Nguyễn Du sáng tác với bút danh Tố Như. Điều này cũng tuyệt đó. Cậu sẽ được thấy thời ông sống trắc trở ra sao và nó ảnh hưởng đến ông như thế nào. Ông đã vô cùng tức giận, nhưng đã gửi gắm sự thịnh nộ của mình vào thơ ca thay vì bạo lực.
Xin chào và gửi đến cậu những lời chúc tốt lành!
_____________________
u/Lesale-Ika (1 point)
Làm tôi nhớ tới nỗ lực lưu trữ Yahoo Groups (thứ sẽ kết thúc vào ngày 14 tháng 12 này). Những vật tựa như này tất yếu phải thuộc về các bảo tàng hoặc đại loại vậy, chứ không phải là đồ sưu tập cá nhân cho bất kì ai hết (tuy cũng tốt thứ nhì). Ngày nay mà đã hiếm như vậy rồi, thử tưởng tượng giá trị của nó 100 năm sau xem.
>u/AnhRacRoi (1 point)
Cậu đúng đấy. Mục đích tôi sưu tầm những thứ này là bởi chúng đã không được bảo quản, cứ thế bơ vơ ở bên ngoài. Hầu hết còn không sống sót qua được năm 1975, còn lại thì cũng hầu như trong trạng thái tệ hại. Phải đến tận 10 năm sau chúng mới bắt đầu có giá trị tiền tệ khổng lồ, còn trước đó thì người ta chẳng quan tâm mấy.
Tôi đã nhận ra giá trị văn hóa của chúng sau quãng thời gian thu thập được bộ sưu tập tư nhân lớn nhất miền Nam.
Cả đời mình tôi đã là một học giả và có gắn bó với một vài trường đại học. Miễn là tôi còn sống, tôi sẽ dùng nhưng cuốn sách này cho công việc nghiên cứu, và sau đó (hi vọng rằng) có thể quyên góp cho một số trường đại học trong và ngoài Việt Nam.
Con tôi cũng biết phải làm gì với chúng nếu tôi không may qua đời.
Những cuốn sách đều được bảo quản kĩ lưỡng và mấy quyển hiếm nhất đều được cất trữ trong túi nhôm Mylar – để ngăn phần giấy khỏi ô nhiễm không khí.
Tuy có thể sống sót qua chiến tranh, lũ lụt, hơi ẩm, côn trùng,… nhưng ô nhiễm không khí có thể kết liễu chúng ngay.
Ở bất kì mức độ nào, tôi cũng không thể tưởng tượng được một nơi tốt hơn cho chúng. Những quyển sách ấy đang được đọc, được nghiên cứu, được viết về, được xuất hiện trên truyền hình. Toàn là những điều tốt đẹp.
Ghi chú cuối cùng: Tôi không xem những cuốn sách này là của mình. Tôi ý thức được rằng chúng thuộc về ai đó khác trước tôi và có khả năng rất cao là người chủ sở hữu đã hi sinh trong chiến tranh hoặc trốn chạy khỏi Việt Nam, để lại những vật này ở đây. Rất rất nhiều trong số chúng có ghi tên người sở hữu và lời tựa hoặc gửi tặng (bằng bút mực).
Tôi coi chúng là những vật mình sở hữu, nhưng vẫn “thuộc về” một người khác.
Thân ái!
>>u/Lesale-Ika (1 point)
Thực xin lỗi nếu bình luận của tôi xúc phạm đến anh, bởi đó hoàn toàn không phải ý định của tôi. Tôi rất cảm kích những suy nghĩ và nỗ lực của anh để có thể bảo tồn nền văn hóa của chúng ta.
Tôi chỉ cảm thấy cay đắng khi chính những người dân nước tôi không hiểu biết tốt hơn, còn chính phủ lại chẳng giúp đỡ gì cho cam (và trong một số trường hợp thậm chí còn cản trở/đàn áp những nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là về văn hóa miền Nam trước chiến tranh).
Anh thấy đó, điều cốt yếu không phải là về giá trị tiền bạc mà là về văn hóa và lịch sử. Trên thực tế, tôi không nghĩ nhiều người Việt Nam có thể nhìn thấy được giá trị tiền bạc trong bộ sưu tập của anh. Xã hội thời nay chỉ toàn về vật chất thôi.
>>>u/AnhRacRoi (1 point)
Ôi trời, tôi không cảm thấy bị xúc phạm gì hết đâu!
Tôi chỉ cố gắng khẳng định lại rằng có mục đích đằng sau bộ sưu tập này và những cuốn sách sẽ được chăm chút kĩ càng. Đối với tôi, chúng là vô giá.
_____________________
u/evoffish (1 point)
Trình bày theo kiểu viết tay do Phạm Ngọc Tuấn thực hiện.
Cùng sự phối hợp của các họa sỹ Phạm Thúc Chương, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Sekiguchi và Mai Trung Thứ.
Đây đều là những họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam trước chiến tranh.
Edit: Phần mở đầu có đề cập đến một phiên bản khác được in năm 1946, và một bản nữa trước đó bởi Manh Quynh.
>u/AnhRacRoi (1 point)
Yup! Cậu hoàn toàn đúng rồi đó. Tôi rất vui vì cậu biết điều này. Cậu có cuốn nào của ấn bản này không?
Tôi chưa từng nhìn thấy phiên bản 1946 bao giờ cả. Đây là phần mở đầu cho bản 1951:
http://www.nguyendu.com.vn/…/bo-sung-cu…/i1441874836331/5/15
_____________________
Bài đăng của bạn Khánh Huyền Trương trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/528044548105758