Lời gọi từ hư vô

Hôm nay tôi biết được rằng “Lời gọi từ hư vô” chính là cảm giác mà đôi khi bạn có vài giây nghĩ đến việc bẻ lái lao đầu ra giữa đường hay muốn nhảy khỏi một vách núi chẳng vì lý do gì cả. Dù cho thường thì bạn sẽ không bao giờ thật sự thực hiện điều đó.
____________________
Link Reddit: https://redd . it/6bov8g
____________________

u/BloonWars (15.7k points)
Biết điều này xong tui cảm thấy đỡ sợ những cảm giác đó hơn rồi; không vì lý do gì mà tự dưng chứa chấp những suy nghĩ đó thì đáng sợ thật.

>u/TenchiRyokoMuyo (6.4k points)
Điều này còn được biết đến là Intrusive Thought

Lâu lâu tôi vẫn có vài suy nghĩ như vậy. Trong đầu tôi sẽ bắt đầu vẽ ra những viễn cảnh “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như tôi______”. Đúng ra là chẳng có cách nào để ngăn những suy nghĩ ấy cả, chỉ có thể chấp nhận rằng chúng là một phần cuộc sống của bạn… và vượt qua nó thôi. Hãy cứ nhìn các nhánh mà những suy nghĩ đó đưa bạn đến, chỉ cần biết rằng dù bạn có thể không thể ngừng nghĩ đến nhưng bạn vẫn có đủ sức để quyết định những suy nghĩ đó ảnh hưởng đến bạn thế nào.

>>u/letmeexplainitforyou (6.7k points – x1 gold)
Việc này chính là não của ông đang thực hiện việc đánh giá các mối nguy hại, ngoại trừ việc chúng ta đã đạt đến trình độ mà việc phân tích trông giống như chúng ta đang nghĩ đến việc thực hiện điều đó. Trong khi thực tế rằng não-sama đang cố chỉ ra cho bạn thấy rằng đó KHÔNG phải là việc nên làm.
____________________

u/[deleted] (3.8k points)
Tôi tự hỏi rằng không biết cái này có liên quan gì đến sự thôi thúc “quẳng đứa bé đi” không. Điều này coi vậy mà khá phổ biến với những người muốn quăng đứa bé đang bế trên tay đi. Điều này từng nảy ra trong suy nghĩ của cả tôi và vợ. Nghe dị thật, nhưng tôi nghe bảo rằng mấy suy nghĩ này rất phổ biến, và có lẽ những suy nghĩ đó tồn tại với mục đích huấn luyện cho chúng ta “quăng em bé đi là sai” – thử nha, nếu như bạn chưa từng hình dung hậu quả của việc quăng đứa bé đi trước đây, thì khi có điều gì đó bất chợt xảy đến (mà việc đó khiến bạn buộc phải rảnh cả hai tay trong khi đang bế đứa bé), bạn có thể sẽ tự động quăng đứa bé đi mà không nghĩ gì đến những hậu quả. Nhưng nếu bạn nghĩ đến những điều đó vài lần như kiểu “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình quăng đứa bé đi nhỉ? Ờ ha, chuyện đó sẽ rất là tệ”, đó cũng là lúc bạn đặt điều kiện/điểm dừng cho bản thân đừng làm thế.

>u/roxeter (213 points)
Tôi cũng không rõ lời giải thích khoa học đằng sau những suy nghĩ này, nhưng dường như lũ trẻ thường sẽ có những suy nghĩ kiểu này thường xuyên hơn. Tôi nhớ mình từng học rằng lũ trẻ sẽ có những suy nghĩ bạo lực rất chi là ngẫu nhiên (ví dụ như: Sẽ ra sao nếu tôi đẩy bạn của mình ra giữa đường,..) và cũng như những gì ông đã giải thích, mục đích của những suy nghĩ đó thực chất để dạy lũ trẻ đừng làm những việc đó bởi vì lũ trẻ sẽ nghĩ và hiểu ra những hậu quả.
____________________

u/SexiestDexiest (12.1k points)
“Dấu ấn của một trí tuệ có học thức là khả năng tiêu khiển bằng một ý tưởng mà không cần chấp nhận nó.” (It is the mark of an educated mind to be able to entertain a thought without accepting it.) – Aristotle

Edit: Tài khoản 6 năm của tui vừa bị khoá ngày hôm qua thì cmt đầu tiên bằng tài khoản mới tạo lại được hơn 10,000 karma. Ngon…
____________________
Bài đăng của bạn Sa Lê trong group:
https://www.facebook.com/…/rvn.gr…/permalink/533614910882055
[Art: Sappho – Stückelberg,1897.]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *