Nghiên cứu cho thấy những người ái kỷ không rút kinh nghiệm từ sai lầm của mình được, vì họ không bao giờ nhận là họ sai.
_____________________
Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder – NPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác.
Chứng ái kỷ xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 5 trong các biểu hiện sau:
– Tự cao tự đại về tầm quan trọng của mình.
– Cuốn hút bởi ảo tưởng về sự thành đạt, quyền lực.
– Tin tưởng rằng mình là người đặc biệt và duy nhất.
– Thèm muốn mãnh liệt được ngưỡng mộ.
– Ý nghĩ phải được phục vụ một cách đặc biệt và thỏa mãn một cách vô điều kiện các ước vọng.
– Tận dụng những mối quan hệ để phục vụ các mục tiêu bản thân.
– Thiếu sự đồng cảm: không nhận thức và chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của người khác.
– Luôn đố kỵ với người khác và tin rằng người khác cũng sẽ đố kỵ mình.
– Có thái độ, hành vi kiêu căng.
_____________________
Lược dịch, tóm tắt bàI báo:
Trong nghiên cứu của osu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi cho những ngườI áI kỷ dự đoán một kết quả chính xác, họ cảm thấy họ đoán được nhiều hơn những ngườI không áI kỷ; và khi họ dự đoán không chính xác, họ cảm thấy kết quả khó thấy hơn những ngườI không áI kỷ.
Dù bằng cách nào thì những ngườI áI kỷ không cảm thấy họ cần phảI thay đổI hoặc tự phê bình bản thân để có thể có tác động tích cực đến các quyết định trong tương lai.
Những ngườI áI kỷ thường vươn lên hàng ngũ trong các tổ chức vì họ thể hiện sự tự tin tháI quá, tự tin dựa vào thành công của ngườI khác, và làm tránh né việc tự nhận lỗI khi có sự cố xảy ra.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/hwygzf
_____________________
u/ImSteelHere (88 points)
Có ai có bất kỳ tài liệu tham khảo nào cho việc đối phó với những người ái kỷ không? “Ái kỷ” liệu có phải là một tật không thể sửa? Thường khi sai thì người ta nhận sai còn mấy người ái kỷ có bao giờ nhận sai đâu. Tò mò ghê.
>u/ParadiseShity (35 points)
Quyển “Psychoanalytic Diagnosis” của Nancy McWilliams có phác thảo cấu trúc của bệnh ái kỷ và cách tiếp cận trong trị liệu tâm lý: thông tin trong quyển này có lẽ hơi có tính lâm sàng hơn là cái mà ông muốn hỏi, nhưng mà quyển này hay á.
>u/deinterest (86 points)
Rất ít người ái kỷ chủ động chấp nhận điều trị cũng là vì lý do này.
Cách tốt nhất để đối phó với ai đó mắc chứng NPD là… đừng có đối phó với họ. Né né mấy người đó ra / tiếp xúc ít thôi
>u/YarrowDelmonico (22 points)
Riêng tính ái kỷ thì là một tính không thể thay đổi, còn những đặc điểm mang tính ái kỷ ảnh hưởng đến người bệnh thì có thể được đào tạo và sửa chữa theo thời gian. Đây là một trang web mà tôi đang sử dụng trong việc giáo dục trị liệu!
http://howtokillanarcissist.com/narcissistic-family
>u/will_dog2019 (12 points)
Cơ bản thì một trong những đặc điểm nổi bật của rối loạn nhân cách (rối loạn nhân cách ái kỷ là một trong mười loại rối loạn này) là cá nhân chính người mắc sẽ không bao giờ tự thấy được vấn đề gì về bản thân cả, và điều này hoàn toàn ngược với các chứng rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, lo lắng, những chứng mà người bệnh có thể tự nhận ra được vấn đề của bản thân và chủ động tìm cách điều trị. Về chuyên môn, chúng ta phải xem chứng NPD như một chứng rối loạn nhân cách có thể chẩn đoán, nhưng bên ngoài phòng khám thì chúng ta tự hiểu họ sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể thay đổi, và cơ bản họ sẽ luôn là những cục phiền toái di động. Nên là đừng tiếp xúc gì với họ trừ khi bắt buộc, đừng lãng phí thời gian của bạn, cứ bỏ đi thôi được rồi.
_____________________
u/sendmoresalt (20 points)
Ngoài ra, những người ái kỷ thường xem những đặc điểm của chứng ái kỷ của mình là một “lợi thế xã hội”. Thì cũng hợp lý, tại vì một người mà thấy những đặc điểm bệnh của mình là “có lợi” thì tất nhiên là sẽ không muốn thay đổi.
_____________________
u/LordJelly (31 points)
Đây chính là tóm tắt của tình hình chính trị / truyền thông của xã hội Mỹ.
_____________________
u/mbggbm (10 points)
Ủa nhưng mà liệu vấn đề có còn phải phụ thuộc vào loại hình ái kỷ của người đó không, ví dụ như họ là một người “ái kỷ lộ” hay là một người “ái kỷ ngầm”? Tôi không biết nhiều về chứng ái kỷ nhưng hình như những người “ái kỷ ngầm” có xu hướng ghét chính mình phải không? Nếu họ ghét chính mình, họ có nên nhận ra phần nào đó là điểm yếu của mình không?
>u/youhadtime (24 points)
Chuẩn, người “ái kỷ ngầm” không hề tỏ ra nổi bật bên ngoài như những người ái kỷ điển hình, nhưng tất cả những người ái kỷ đều thầm ghét bản thân họ trong khi cùng lúc tỏa ra một bầu không khí “thượng đẳng”. Ái kỷ chính là vỏ bọc cho những cảm xúc hướng nội tiêu cực và sẽ bảo vệ họ khỏi đống hỗn loạn xấu xí bên trong chính sự rối loạn nhân cách của mình.
Một kẻ “ái kỷ ngầm” thường sẽ đóng vai nạn nhân, hạ mình xuống và tránh những lời chỉ trích bằng mọi giá. Họ là những người đăng hàng chục trạng thái một ngày trên FB về việc ca ngợi bản thân một cách công khai hoặc tạo thiện cảm thông qua các bài đăng ấn tượng về hoàn cảnh hiện tại của họ. Họ là trụ cột trong cộng đồng, chỉ làm những việc tốt để được công nhận và cải thiện danh tiếng của mình (họ sẽ không bao giờ đi làm tình nguyện nếu không có người xem) và sẽ luôn chọn những mối quan hệ giúp tôn họ lên hoặc cung cấp cho họ thêm những sự ái kỷ.
_____________________
Bài đăng của bạn Lờ trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/602191744024371
Edited by https://rvnweb.site