r/funny

Nếu đạo diễn Hollywood có kiến thức về năng lượng hạt nhân

Nếu đạo diễn Hollywood có kiến thức về năng lượng hạt nhân
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/erkmep
_____________________

u/EmanicTP (1 point)
Ai đó giải thích cho tui số 1 với số 3 được không?

>u/NemesisRouge (9 points)
1. Lò phản ứng cần phải ở trạng thái bất ổn thì mới tạo ra điện được. Bất ổn ở đây không có nghĩa là nguy hiểm.

3. Lò phản ứng có cơ chế tự động ngừng nếu nhiệt độ lên quá cao.

>u/MrKeserian (8 points)
Thuật ngữ “bất ổn” trong hạt nhân của nghĩa là lõi sẽ tạo ra nơ-tron nhiều hơn mức cần thiết. Nói cách khác, cái lõi giờ đây có khả năng tự duy trì và sinh ra năng lượng. Đây là điều tốt và cho thấy nhà máy đang vận hành đúng cách.

Số 3 là bởi mỗi lò phản ứng đều có một hệ thống tự động quản lý. Nếu nhiệt độ của lõi tới hạn, hoặc hệ thống phát hiện tình trạng “bất thường” nào đó thì nó sẽ “tạm ngừng” hoặc “ngừng hoàn toàn” cái lõi. Khi lõi gặp vấn đề, những thanh điều khiển khổng lồ (giúp ngăn quá trình phân hạch diễn ra) sẽ được thả vào trong lõi và khiến nó ngừng hoạt động. Trong các nhà máy ở Mỹ, hệ thống giúp giữ những cái thanh này là nam châm điện (riêng đối với thanh ngừng hoàn toàn thì tách biệt với thanh điều khiển, chúng được dùng để phân biệt năng lượng sản xuất từ lõi), cho nên không cần phải có điện để kích hoạt. Một khi lõi tạm ngừng hoặc ngừng hoàn toàn, nguồn điện tới các nam châm điện sẽ bị ngắt và các thanh sẽ được thả rơi xuống lõi nhờ trọng lực.

Ở Chernobyl, Liên Xô đã có một vài lựa chọn thú vị đối với thiết kế lò phản ứng, họ quyết định là những cần điều khiển sẽ được đẩy từ dưới lên trên, khiến cho quá trình ngừng trở nên chậm và ít đảm bảo hơn so với thiết kế của người Mỹ. Khi đó, lò phản ứng đã rơi vào tình trạng bất ổn không kiểm soát được (năng lượng do lõi tạo ra gia tăng theo cấp số mũ và tạo nên một vòng hồi tiếp dương, là do thiết kế lò phản ứng hạt nhân kiểu kênh công suất lớn tệ hại quá thôi) và mấy nhân viên ở đó cũng chẳng thể làm được gì nhiều cả.
_____________________

u/fleeting_FOX (50 points)
Thân là nhân viên IT của một công ty chuyên làm van an toàn cho các lò hạt nhân, tui xin nói rằng ở chỗ đó chả có tường lửa tường nước nào đâu. Vì mấy cái khu đấy là biệt lập với thế giới bên ngoài luôn rồi.
_____________________

u/Jolly_Tab_Rancher (19 points)
Mỗi tình huống trong ảnh đều kéo theo một cái thở dài và một đêm không ngủ để nhìn vào nhật ký hoạt động và viết báo cáo.
_____________________

u/_VictorTroska_ (327 points)
Nhưng nếu như vậy thì cánh truyền thông biết phải làm gì để khiến toàn bộ đất nước từ bỏ loại năng lượng sạch này đây?

>u/Birddawg65 (138 points)
Phải công nhận nó đúng là loại năng lượng sạch và bền vững duy nhất mà không đòi hỏi diện tích đất rộng, mấy cục pin dung lượng lớn, hoặc gây ảnh hưởng lớn đến tự nhiên.

>>u/Villain_of_Brandon (62 points)
Chỉ cần chuyển từ Uranium/Plutonium sang dùng Thorium thôi (chắc vậy), thì khi đó lượng chất thải phóng xạ về lý thuyết sẽ giảm xuống bằng không và cũng rất an toàn nữa (theo như hiểu biết cơ bản của tôi). Chúng ta còn có thể xây dựng một hệ thống đảm bảo an toàn bằng cách làm một cái chốt hoặc phích cắm gì đó ở dưới đáy, khi nhiệt độ của lò vượt mức an toàn thì cái chốt sẽ tan chảy và đổ hết đống nhiên liệu vào một hồ nước lớn để hạ nhiệt.

>>>u/Alternative_Battle (49 points)
Có rất ít chất thải phóng xạ, nhưng vẫn có nhé.

>>>>u/greem (40 points)
Không ảnh hưởng lắm. Chúng ta có thể chứa toàn bộ chất thải phóng xạ trên thế giới vào trong một nhà kho nhỏ.

Chỉ cần chuẩn bị kĩ càng. Đào một cái hố trên một ngọn núi nào đó ổn định về mặt địa chất. Nhét hết đống chất thải vào. Khi nào cần xài tiếp thì chúng ta sẽ đưa đám robot vào để lấy thôi.

>>>>>u/Villain_of_Brandon (26 points)
Tôi từng đọc ở đâu đấy là ngay cả khi xã hội loài người có bay màu thì đống chất thải ấy vẫn còn, nên giờ người ta đang tìm cách ngăn cản không cho đào đống đó lên, và một trong những cách được đưa ra là không đánh dấu cho người khác biết. Vì một khi đã có cái biển “Nguy hiểm. Khu vực chứa chất thải phóng xạ” thì kiểu gì cũng có thằng ngu nào đó sẽ đào chỗ đấy lên để xem thử, thành ra nếu chẳng đánh dấu gì hết thì khả năng cao là chả có ai thèm đoái hoài tới đâu.

>>>u/themage1028 (3 points)
Ban đầu tôi cũng tin là vậy.

Sau khi tìm hiểu sâu hơn thì tôi hiểu rằng thorium cần được chuyển thành uranium thì mới dùng làm nhiên liệu được. Sau quá trình đó thì mọi thứ lại như nhau thôi.

Tuy nhiên, môi trường sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì thorium có rất nhiều ở vỏ Trái Đất, cho nên chúng ta không cần phải tiến hành khai thác sâu.

>>u/ElTuxedoMex (3 points)
Vậy còn về chất thải…

>>>u/_VictorTroska_ (33 points)
Chỉ cần chôn xuống đất là đâu lại vào đấy thôi. Chắc kèo là tốt hơn việc thải CO2 vào khí quyển rồi, hoặc khai thác liti.

>>>>u/Birddawg65 (5 points)
Và loại lò phản ứng sóng di chuyển mới đây cũng có thể dùng chất thải phóng xạ làm nhiên liệu nữa.

>u/TRMshadow (12 points)
Tôi chả bao giờ hiểu nổi mấy người ghét năng lượng hạt nhân. Một phụ phẩm tự nhiên của BẤT KÌ phương pháp sản xuất năng lượng bằng cách tiêu thụ tài nguyên nào cũng gọi là CHẤT THẢI hết.

Số lượng của chất thải này sẽ tùy thuộc theo loại tài nguyên và phương thức gây hại cho mọi thứ xung quanh nó.

Vậy giờ chúng ta muốn một lớp chất thải mỏng hơi nguy hiểm bao quanh toàn bộ hành tinh mà chẳng có cách nào để dọn dẹp, có khả năng chúng sẽ dần dày thêm và gây hại cho thế hệ mai sau? Hay là chúng ta muốn loại chất thải cực kì đặc có khả năng khiến mọi thứ chạm vào nó chầu ông bà, nhưng lại cực kì dễ lưu trữ bằng cách nhét vào một cái tủ lạnh siêu bảo mật và chôn hàng trăm dặm dưới lòng đất ở hoang mạc Nevada?

>>u/MrKeserian (3 points)
Và cái chất thải siêu nguy hiểm kia không có nguy hiểm như vậy lâu đâu. Dù đúng là phải cực kì lâu thì toàn bộ đống thải đó mới trở thành “an toàn” tuyệt đối, nhưng thực ra thì chỉ cần vài thập kỉ là phần lớn đám nguy hại nhất trong đó đã không còn rồi (đây chỉ là phỏng đoán thôi thì tôi lười kiểm tra chu kì bán rã của đồng vị nguyên tố siêu urani lắm). Thêm nữa, khả năng cao là chúng ta sẽ cần, hoặc có khả năng “đốt” đống chất thải đó trong các nhà máy năng lượng hạt nhân đấy.
_____________________

u/Noclue55 (18 points)
Tại sao lại cần tới sáu nút tắt nguồn trong cùng một phòng cơ chứ? Mà hi vọng là ở căn tin vẫn còn bánh meringue chanh.

>u/Xander707 (32 points)
Đương nhiên là để dễ tìm hơn rồi. Chả ai muốn chứng kiến cảnh một thằng lính mới tò te lớ ngớ đi tìm, dù cho cái nút đó to tổ bố và đỏ lòe ra. Mà giờ thì kiểu như là “cứ bấm đại cái nút đỏ nào đó đi, cứ cách 60cm là có một nút mà, bấm cái nút của nợ nào cũng được!”
_____________________

u/Ausenas (11 points)
Instructions unclear. Cu kẹt vào tuabin.

>u/oblik (3 points)
Áp suất và nhiệt độ bên trong một tuabin là 60 atm và 275 độ C. Chắc kèo là thịt của ông sẽ chảy ra như kem thôi.
_____________________

u/sumelar (15 points)
Như vậy thì phim chán lắm, nhưng ít ra thì người ta sẽ không sợ năng lượng hạt nhân như ông kẹ nữa.
_____________________

u/candoitmyself (10 points)
Nhớ cái lần người ta ấn nút đỏ và hạt nhân hóa nguyên một thành phố không? Đám Hollywood lấy ý tưởng từ đó đấy.
_____________________
Bài đăng của bạn Axelista trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/562645677978978

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *