Vết phồng rộp hình thành như thế nào? Cái chất lỏng bên trong vết rộp ấy có tác dụng gì?
____________________
Link Reddit: https://redd . it/4td66a
____________________
Giải thích kiểu 5 tuổi nè: “Vết phồng rộp chính là băng keo cá nhân tự nhiên.” Chúng hình thành nhằm bảo vệ các lớp da phía dưới khỏi tác nhân gây kích ứng nào đó. Đừng bao giờ bóp vỡ vết phồng vì chất lỏng bên trong là vô trùng, và lớp ngoài của da cũng chính là “hàng phòng thủ tuyến đầu” chống lại vi khuẩn. Vết phồng rộp bị bóp vỡ đồng nghĩa với việc lớp phòng tuyến cũng bị phá vỡ, khiến chất lỏng vô trùng bị lộ ra và tăng nguy cơ nhiễm trùng của các lớp bên dưới da.
>u/Adoptathon (62 points)
Thật hả? Nhưng nếu tôi không làm vỡ vết phồng rộp thì nó cũng tự rách toạc ra thôi, nên tôi nghĩ tốt hơn là không mang giày để nó không vỡ rồi tự lành. Còn nếu tôi làm vỡ thì nó lại không bị rách và thường thì sẽ ít đau hơn và còn lành nhanh hơn nữa. Tại sao lại như vậy, hoàn toàn ngược với điều mọi người vẫn khuyên là không được bóp vỡ vết rộp ấy? Ngoài đi chân đất ra thì có cách nào để giữ cho vết rộp không rách ra không?
>>u/sherman1864 (33 points)
Vết rộp vừa và lớn sẽ ít đau hơn và lành lại nhanh hơn nếu bạn làm như thế này: đâm thủng, nặn hết chất lỏng ra, RỬA SẠCH bằng nước và xà phòng (quan trọng lắm đấy!) và băng kín lại. Những người không biết tận dụng mẹo đó sẽ phải chịu đựng một quá trình lành vết thương “tự nhiên” vừa lâu vừa đau đấy.
>u/boobobobobobobopoot (155 points)
Tại sao cơ chế phòng thủ tự nhiên của con người lại đau đớn như thế nhỉ
>>u/Walker_ID (550 points)
Để nhắc nhở cho ông biết là đừng làm trò đấy nữa!
>>>u/Treyzania (137 points)
Đúng là vậy đó.
>>>>u/Mandoge (22 points)
Chết tiệt. Tại sao cơ chứ
>>>>>u/NinjaRobotPilot (46 points)
Đó là cách con người ta học hỏi mà.
“Ôi đau vãi! Không nên làm thế nữa.” vs “Ôi đau vãi! Cứ lặp lại có được không nhỉ?”
____________________
u/puddlejumper (1.1k points)
Khi da chịu quá nhiều kích thích hoặc ma sát lặp đi lặp lại trên một khu vực, vết phồng rộp sẽ hình thành. Chất lỏng trong đó chủ yếu là huyết tương, có tác dụng tạo một lớp đệm để bảo vệ phần phía dưới. Như vậy thì chỉ có lớp da phía trên phải chịu tổn thương thôi.
____________________
Bài đăng của bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/545725753004304