Rượu “khô” (dry) là như nào vậy?
Tôi chưa bao giờ hiểu gin khô (Gordon’s), vermouth khô, hay bia siêu khô (Toohey’s) v.v. nghĩa là gì
Nghe nó cứ phản trực quan sao í.
__________________
Link Reddit: https://redd . it/fabqp7
__________________
u/TMWines (17.2k points – x10 silvers, x10 golds, x2 platinums)
Yo! Sau khi lướt mấy câu trả lời, tôi nghĩ mình sẽ bổ sung thêm vài điều. Nguồn: Tôi là một Sommelier có chứng chỉ và là một Chuyên gia rượu có chứng chỉ.
Khô, như nhiều người đã nói, là từ trái nghĩa của ngọt. Tôi sẽ nhắc tới vài luật sử dụng định nghĩa này khi hành nghề luật, để xác nhận rằng đây là định nghĩa được quốc tế công nhận và trong nhiều trường hợp, còn được ràng buộc bằng pháp luật.
Nước về cơ bản là khô. Thêm đường vào là sẽ có độ ngọt. Bạn có thể đã nghe tới những từ “hơi ngọt” (off-dry) để miêu tả lượng đường ít, “bán ngọt” (semi-sweet) là hơi ngọt hơn, và “ngọt” (sweet) hoặc “ngọt lợ” (lusciously sweet) là để chỉ những thứ còn ngọt hơn nữa. Những từ này thường được dùng để tả lượng đường theo gam trên 1 lít, nếu bạn nhân với đại bàng đầu trắng và chia cho các thuộc địa ban đầu thì sẽ ra đơn vị của Mỹ. 😉
Ví dụ, Coca-Cola có xấp xỉ 126g đường/L. Trong ngành sẽ gọi cái này là “ngọt”, “quá ngọt” (cloyingly sweet) hoặc “ngọt lợ”. Nguồn: https://www. coca-colaproductfacts. com/en/products/coca-cola/cherry/2-liter/
Lượng đường trong một chai rượu vang có thể được tìm thấy bằng cách google “(tên rượu) tech sheet.” Ví dụ, đây là thông tin về chai Moët & Chandon Imperial Brut (https://www. moet. com/en-us/moet-imperial), đường được liệt kê dưới phần “liều lượng” là 9g/L. Lưu ý là phần lớn các chai rượu bán ở ngoài đều có dung tích 750mL, nên để tính lượng đường có trong một chai thì chỉ cần nhân với 0.75 là ra.
Một vài điều luật nói về độ khô, để xác nhận định nghĩa trên:
Rượu vang Đức được phép gọi rượu của mình là “trocken” (khô trong tiếng Đức) khi và chỉ khi rượu có 9g đường/L trở xuống.
Vouvray, một làng làm rượu vang ở thung lũng sông Loire, chỉ cho phép rượu của mình được dán nhãn “sec” (khô trong tiếng Pháp) nếu rượu có từ 8g đường/L trở xuống.
Quan niệm sai phổ biến: “Khô” thường được người tiêu dùng sử dụng để miêu tả cảm giác khô miệng sau khi uống bia rượu. Cái này sai hoàn toàn, vì từ chuyên ngành để miêu tả cảm giác đó là “đắng” (bitterness), trong khi từ phổ biến nhất để tả cái đắng do nho và tannin gỗ sồi là “tannic”. Tuy nhiên phần lớn các chuyên gia rượu (giả sử là họ có chú ý) đều chấp nhận rằng quan niệm sai này khá phổ biến, nên một người bán hàng tinh ý sẽ trả lời câu “Tôi muốn một chai vang khô” bằng “Khô ‘không có đường’ hay khô trong ‘làm khô miệng’?”
Từ “tannic” miêu tả cái vị do tannin mang lại, một hợp chất — các polyphenol với tên dài ngoằng — hay thấy ở vỏ nho. Vang đỏ — loại rượu có màu vậy là nhờ để lại vỏ nho trong chỗ nước ép cho đến khi lên màu, như kiểu một túi trà lộ màu ra í — thường hay có tannin do bản chất của quá trình chế biến. Vỏ nho ở trong nước ép càng lâu (nhiều khi là vài tuần) để tạo màu, tạo vị và thêm texture cho rượu, sẽ càng chiết xuất ra nhiều tannin, và rượu sẽ càng làm miệng bạn khô hơn. Nhưng, cái này về cơ bản không phải là “khô”, mà đây là tannin — các polyphenol — đã kết hợp với nước bọt của bạn và tạo cảm giác khô như giấy ráp. Tannin cũng có thể được tìm thấy trong những thứ như lá trà. Hãy nghĩ đến trà ngâm quá lâu.
Về những loại rượu, cụ thể là Gin. London Dry Gin là loại rượu bắt buộc theo luật pháp, phải được tạo hương vị chủ yếu bằng cây bách xù và không được có quá 0.1g đường/L. Những người trong ngành gọi lượng đường này là “không ngọt” (bone dry). Lưu ý là cái này khác với “Gin khô” và “Gin” đơn thuần, loại rượu về cơ bản được làm y hệt (bằng cách tạo vị cho một loại rượu trung lập) nhưng có thể có nhiều hương vị và độ cồn, độ ngọt khác nhau.
Khô cũng khác với nồng độ cồn về mặt cảm nhận, tuy là nồng độ cồn cao sẽ thay đổi cảm giác của miệng (đặc biệt là thêm độ đặc và độ ngọt – chỉ cần nhìn là người ta sẽ có cảm giác uống đồ bone dry đặc như xi rô ngọt hơn là uống đồ bone dry loãng như sữa gầy, tuy là cả hai loại đồ uống đều có lượng đường bằng nhau.
Vài lời khuyên: Như đã nhắc tới ở trên, quá trình sản xuất của nhiều loại vang và rượu đều tuân theo các quy định. Những loại không làm theo luật (sản phẩm của Mỹ, và sản phẩm của các nước không có thỏa thuận thương mại song phương với những nước có quy định sản xuất) thường tự do phóng khoáng trong việc sử dụng từ để quảng bá sản phẩm của mình. Một chai rượu có nhãn “dry” ở Mỹ không có giới hạn về lượng đường đâu. Nó có thể có 200g đường/L và không hề vướng phải vấn đề pháp lý nào. Hãy nghiên cứu kỹ về rượu nếu thấy thắc mắc nhé!!
Mong là câu trả lời có ích! Chúc bạn thứ Bảy vui vẻ!
__________________
Bài dịch của bạn Tuan Anh Nguyen trong group: https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/503669630543250/