Thuyết ngụy biện cửa sổ vỡ.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/ai8f8j
_____________________
u/HenryRasia (5.6k points – x1 gold – x1 silver)
Đây là thuyết ngụy biện chỉ ra nguyên do mà “tạo ra việc làm” không phải là cách thức để khiến cho nền kinh tế phát triển.
“Bạn biết làm sao để giải quyết nạn thất nghiệp không? Chỉ cần thuê một nửa để đi lung tung và đập vỡ mấy cánh cửa sổ, còn một nửa còn lại thì làm việc cho ngành công nghiệp cửa sổ là xong!”
Ngụy biện này chứng tỏ rằng dù cho tất cả mọi người đều có việc làm, thì việc đó cũng không tạo ra giá trị gì cả (vì đã bị mất đi bởi những người đập vỡ kính rồi).
Có một câu chuyện cười nọ cũng có cùng thông điệp:
Một nhân viên bán hàng đang cố bán một chiếc máy xúc cho ông chủ doanh nghiệp, và người chủ trả lời rằng: “Nếu một người đàn ông đào bằng máy xúc cũng ngang ngửa với 50 người đàn ông đào bằng cái xẻng thì tôi sẽ phải sa thải cả tá người và thị trấn này trở nên thất nghiệp biết bao nhiêu.”
Anh chàng bán hàng dừng lại và trầm tư vài phút, rồi quay lại nói với người chủ rằng:
“Cũng hợp lý, vậy bây giờ tôi bán muỗng cho ông nha?”
>u/Sket6984 (560 points)
Hữu ích đó.
>u/chezdor (43 points)
Tôi thích bản giải thích này lắm.
Không rõ tại sao, nhưng điều này khiến tôi cân nhắc về các tác động kinh tế của thức ăn nhanh và chăm sóc sức khỏe, cũng như lý do tại sao chi tiền để chăm sóc sức khỏe chỉ có giá trị trong dài hạn nếu đó là để phòng ngừa bệnh như vaccine hay cải thiện chất lượng sống, thay vì để giải quyết hậu quả của bệnh tật.
(T/N: Nói nôm na là ngừa bệnh hơn là chữa bệnh nhé.)
_____________________
u/[deleted] (6.2k points – x1 gold – x1 silver)
Thuyết ngụy biện cửa sổ vỡ (trên thực tế) phát biểu rằng dòng tiền được chi để sửa chữa những hậu quả do phá hoại không phải là lợi nhuận ròng cho xã hội (hay nói cách khác, ngụy biện chứng tỏ rằng việc phá hoại gây ra lợi nhuận ròng cho xã hội)… Tôi sẽ kết thúc bằng một câu chuyện trích từ investopia để giải thích rõ ý tưởng này. Trọng điểm của câu chuyện đến từ ý tưởng rằng, nếu như một thứ gì đó bị phá hủy thì người ta sẽ dùng tiền để thay thế nó. Lượng tiền được chi đó đi vào lưu thông và kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng việc phá hủy mọi thứ sẽ có lợi cho nền kinh tế.
“Câu chuyện của Bastiat thế này, con trai của ông nọ đập vỡ một ô kính và người bố phải chi tiền để thay kính. Khán giả xem xét tình huống này nhận định rằng đứa trẻ đã thật sự tạo ra một dịch vụ cho xã hội bởi vì cha nó đã chi tiền cho anh chàng sửa kính để thay thế ô kính vỡ. Anh chàng sửa kính sau đó có thể lại chi phần tiền nhận được vào việc khác, và đây là khởi đầu cho nền kinh tế địa phương.”
Nghe có vẻ ổn và hay ho đó… Nhưng theo sự suy diễn này thì việc bảo mọi người đi lung tung và đập vỡ của sổ của nhau để kích thích nền kinh tế có vẻ là một điều hợp lý vì khi đó anh chàng sửa kính nhận được nhiều tiền hơn và những người khác cũng chi nhiều tiền hơn… Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục thì:
“Khán giả dần tin rằng việc đập vỡ cửa sổ thực sự kích thích nền kinh tế, nhưng Bastiat chỉ ra rằng nếu ta đi vào phân tích sâu hơn sẽ nhận ra sự thật của phép ngụy biện này. Với việc đập vỡ cửa sổ, đứa trẻ đã làm giảm đi thu nhập khả dụng của bố mình, đồng nghĩa với việc ông ấy sẽ chẳng thể nào mua một đôi giày mới hay thứ gì đó xa xỉ khác. Hơn nữa, cánh cửa sổ vỡ kia có thể giúp anh chàng sửa kính, nhưng cùng lúc, nó cũng cướp đi công việc của các ngành kinh tế khác và giảm đi số tiền được chi cho các loại hàng hóa khác. Ngoài ra, việc thay thế một thứ gì đó đã được mua là chi phí duy trì, chứ không phải là chi phí mua mới thật sự, và duy trì thì không kích thích nền kinh tế. Nói cách khác, Bastiat kết luận rằng việc phá hủy và các chi phí đi kèm không có ý nghĩa gì trong kinh tế.”
Trích từ: https://www.investopedia.com/…/answers/08/broken-window-fal…
Chỉnh sửa: Mấy ông bảo rằng đập vỡ của kính của người giàu hay hội 1% (T/N: những người siêu giàu), không nhé, đấy là trái đạo đức đó. Lời truyền miệng này có thể không tuyệt đối nhưng một trong những kết luận lớn mà chúng ta có thể đưa ra ấy là nếu như công nhận việc đập vỡ mấy cánh cửa sổ là đúng thì việc liên tục phá hoại mọi thứ có thể kích thích nên kinh tế… Nên là chúng ta nên liên tục phá tung mấy cây cầu để mấy công ty xây dựng có thể sửa chữa này… Những nếu bạn không phá cầu thì bạn có thể tiết kiệm tiền hoặc chi cho thứ khác, và tiền vẫn lưu thông cơ mà… Nếu bạn tiết kiệm tiền trong ngân hàng thì ngân hàng có thể cung cấp cho người khác những khoản vay lớn hơn và mọi thứ phát triển hơn, nếu bạn có nhiều tiền hơn (vì bạn không phải liên tục chi tiền để sửa mấy thứ hỏng) thì bạn có thể dành dụm và có thể mua nhà hay những thứ tương tự, những thứ có giá trị tiền lưu thông hơn nhiều so với việc mua kính…
Lý luận đằng sau thuyết này cũng không hoàn hảo… Nên là tôi sẽ lấy một đoạn từ một trong những người phản hồi bên dưới:
“Nếu bạn đã 18 tuổi và dành dụm được 5000$ để học đại học, đủ cho vài ba học kỳ và bạn có thể chi tiền đó để học hành đàng hoàng (kỹ sư) và có được một công việc tử tế để kích thích nền kinh tế hơn nữa (giả sử thế…) Tuy nhiên, nếu tôi đi ngang và làm hỏng xe hơi của bạn bằng một cây gậy bóng chày (đập cửa kính, phá đèn chuôi) và giờ bạn phải bỏ ra 2500$ để sửa nó và đúng rồi, trong ngắn hạn thì nhân viên cơ khí sửa xe cho bạn nhận được nhiều tiền hơn, nhưng bạn không còn có thể trả tiền để đi học đầy đủ nữa, và điều này gây bất lợi cho bạn và có thể là cho nền kinh tế địa phương về lâu dài. Ngoài ra, khi mọi người bắt đầu đập phá xe hơi thì nhân viên cơ khí sẽ giàu có hơn và có được rất nhiều tiền (một lượng tiền không cần thiết) và lượng tiền này ngừng lưu thông, lại gây ra bất lợi cho kinh tế địa phương.”
Trích từ: u/grizwald87
(T/N: Dù đây là câu trả lời hàng đầu nhưng mình không khuyến khích vì đọc hơi rối và OP hành văn hơi ba chấm…)
_____________________
Bài dịch của bạn Lâm Nguy trong group: https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/515771182666428/