r/explainlikeimfive

Tâm lý học về việc không muốn làm một điều gì đó sau khi bị sai khiến, kể cả khi bạn muốn làm ngay từ đầu?

Tâm lý học về việc không muốn làm một điều gì đó sau khi bị sai khiến, kể cả khi bạn muốn làm ngay từ đầu?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/csud8h
_____________________
u/throathalflap (12.5k points – x1 silver)
Nó làm bớt đi tính chủ động của công việc, dẫn đến việc đó trở nên kém hấp dẫn, và thế là thiếu động lực để làm việc.

>u/BioShocker97 (91 points)
Hoặc nói sâu hơn thì, mọi người GHÉT bị bảo phải làm gì.
_____________________
u/rl4brains (1.8k points)
Nhà tâm lý học nè! Chúng tôi phân biệt giữa nội động lực, cái mà tự bản thân bạn đã có, và ngoại động lực, cái mà không đến từ bạn. Có thể là tiền, hay là sự công nhận của xã hội cho việc làm những gì đã được bảo, như trong ví dụ của chủ thớt.

Có một hiện tượng tên là “hiệu ứng đám đông” khi mà ngoại động lực được thêm vào lấn át nội động lực.

Một nghiên cứu nổi tiếng chỉ ra rằng trẻ con sẽ dành ít thời gian để vẽ đi nếu bạn bảo chúng rằng chúng sẽ được phát phiếu bé ngoan cho một bức tranh đẹp , so với khi bạn cứ để chúng vẽ mà không nói gì. Giả thuyết được đưa ra là lũ trẻ mất đi động lực khi mà chuyển từ “Con vẽ vì con thích và nó vui” sang việc “Con vẽ vì có người bảo con vẽ và con sẽ có thưởng”.

>u/bohrmachine (256 points)
Suy nghĩ ban đầu của tui là khi bạn tự làm việc gì đó, bạn gần như sẽ hài lòng với thành quả của chính mình, nhưng khi có người bảo bạn làm việc, họ đã bắt bạn phải làm thỏa mãn tiêu chuẩn của họ (hoặc tạo tính cạnh tranh). Một người có thể thành công một cách dễ dàng khi hoàn thành công việc vì chính bản thân mình, nhưng sự thành công trở nên khó khăn hơn hoặc thậm chí mất hứng thú khi làm vì người khác.

Tóm tắt: Bạn thường sẽ biết thứ bạn muốn gặt hái được với một nhiệm vụ, nhưng lại rất khó hoặc không thể biết thứ mà người khác muốn bạn đạt được.

>u/maux_zaikq (2 points)
Khi tui còn nhỏ, tui là một đứa ham đọc sách. Kiểu như, lúc nào bị bắt gặp vào buổi tối dưới ánh đèn đọc sách sau giờ đi ngủ.

Một ngày, việc đọc sách trở thành một việc bắt buộc như bài tập về nhà, với những số trang, số chương cụ thể cần phải hoàn thành. Tui hoàn toàn mất đi hứng thú đọc. Tui gần như chưa bao giờ lấy lại được niềm say mê đó, điều này thật là buồn.
_____________________
u/ShutUpTodd (186 points -x 1 silver)
Vậy, đâu là một cách tốt để động viên người khác. Với vai trò là một bậc phụ huynh, một người quản lý, một người bạn.

Đừng bảo với tôi là tôi phải đọc sách, bởi vì tôi sẽ không làm đâu. Haha!

>u/allltogethernow (406 points -x 2 gold -x 2 silver)
Giáo viên thâm niên 12 năm nè. Tôi đã nghỉ hưu vì một số vấn đề đạo đức cùng với vấn đề mà bạn đề cập trên đây.

Với tư cách là một nhà giáo, rõ ràng rằng vai trò của tôi không phải là một “chuyên gia” để truyền đạt khiến thức đến những học sinh kém cỏi, hết lần này đến lần khác, tôi không chỉ được nhắc nhở rằng học sinh tiếp cận vấn đề theo những cách sáng tạo đến không ngờ, mà còn rằng khả năng duy trì sức sáng tạo của chúng rất mong manh bởi sự non nớt của chúng. Do đó, những giáo viên giỏi hơn mà tôi đã làm việc cùng (và cộng đồng học thuật đó nghiên cứu về giáo dục nói chung) đã tiếp cận việc giảng dạy không phải là sự phân chia giữa người mới với dân chuyên, đây là một mô hình chỉ áp dụng cho đào tạo, nơi mà học sinh nhận thức được động lực để trở nên thành thạo một nghề thủ công nhất định. Học sinh ở các trường phân hạng học sinh thường không có hứng thú với các nghề thủ công. Hoặc họ chưa có. Đa số chúng học ở đó là do chúng phải ở đó. Đây là một vấn đề nghiêm trọng! Bằng việc bắt ép lũ trẻ đến trường mặc cho chúng muốn hay không, mà giáo viên cũng bị đặt vào tình huống khó xử khi mà phải thể hiện mình là một bậc thầy trước mặt đám người mới, những người mà không có một chút động lực nào. Đây là một vớ rối bòng bong được giao phó cho giáo viên, họ cũng chỉ là con người thôi, họ có thể thiếu một số kỹ năng (và sự hỗ trợ) cần thiết để trở thành nhà truyền cảm hứng.

Ken Robinson tin rằng trường học giết chết sự sáng tạo, và tôi hoàn toàn đồng ý với anh ấy. Tôi đã từng dạy ở trường công, trường tư, trường cấp 2, giáo dục thường xuyên, … và tất cả đều giống nhau.

Với vai trò là bố mẹ, tôi tin việc này sẽ dễ hơn, mặc dù vẫn không bớt phức tạp. Tôi tin bố mẹ phải nhận ra rằng tạo động lực cho lũ trẻ không phải là việc của họ. Tác động ngoại động lực với ý định tạo ra nội động lực sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi. Các bậc phụ huynh đều thấy được nội động lực bên trong con mình, nhưng họ thường sợ những động lực (niềm đam mê) này, bởi vì chúng đối lập với cái mà họ có. Thất bại là mẹ thành công, nhưng theo bản năng cha mẹ lại thường loại bỏ sự thất bại (và kéo theo đó là cả sự sáng tạo) ra khỏi từ điển của con cái họ.

Trẻ con rất dễ tổn thương, nhưng chúng không hề bị ngu. Chúng cần sự hỗ trợ, cần niềm tin vào thứ chúng yêu thích, cần sự tự tin cho sự thất bại, và chúng vẫn sẽ đam mê dù thất bại, sẽ học và thành công.
_____________________
Bài dịch của Sắn cùng một chiếc ny tên H trong group: https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/607199990190213/
Edited by https://rvnweb.site

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *