Giấc ngủ là để cho cơ thể phục hồi năng lượng, nhưng tại sao ta vẫn thấy mệt sau khi ngủ dậy? Năng lượng trong cơ thể chúng ta lẽ ra phải khôi phục rồi chứ
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/exkce0
_____________________
Có một số yếu tố: Khi ngủ, não bộ sẽ liên tục trải qua nhiều chu kì khác nhau và mỗi chu kì kéo dài 90 phút. Dần dần chúng ta sẽ chìm vào “ngủ sâu”, hay còn gọi là giấc ngủ sóng chậm (slow-wave sleep), cho tới khi đạt tới giấc ngủ REM, mơ mộng một tý, rồi từ từ thoát khỏi ngủ sóng chậm và tiến dần đến trạng thái gần tỉnh, sau đó lại tiếp tục rơi vào ngủ sâu…
Khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ, chúng ta sẽ đi sâu vào trạng thái ngủ sâu của chu kì. Còn ở thời điểm cuối giấc ngủ, phần ngủ sóng chậm sẽ trở nên tích cực hơn rất nhiều (số liệu đây nhé: https://www.howsleepworks.com/images/hypnogram.jpg ).
Nếu tỉnh dậy lúc đang ngủ sâu, đặc biệt là khi đang trong tình trạng thiếu ngủ thì ta sẽ cảm thấy cực kì uể oải, bởi vì chúng ta đang cố kích thích hoạt động của não chạy từ thấp-lên-cao giống như khởi động xe vậy đó.
Tại sao chúng ta lại thấy mệt nếu cả đêm không ngủ? Đây có lẽ là do số hooc-môn được thải ra trong giấc ngủ. Luôn có một lượng hooc-môn nhỏ giúp chỉ dẫn cho ta trong lúc ngủ (ví dụ như khi GABA tăng lên thì chúng ta sẽ rơi nào ngủ sóng chậm, hoặc khi ACh tăng thì sẽ kéo ta ra khỏi đó). Những hooc-môn này hỗ trợ chúng ta ngủ yên. Tuy nhiên, đống hooc-môn ấy không xuất hiện và biến mất ngay lập tức, mà chúng sẽ dần phai đi sau khi ta tỉnh dậy, gây ra cảm giác hơi chếnh choáng.
Trong một diễn biến khác, chúng ta thường trải qua giai đoạn cuối của REM trước khi tỉnh dậy. REM chính là best girl… à nhầm, phần tuyệt vời nhất khi ngủ. Chúng ta hoàn toàn có thể tử ẹo nếu thiếu REM. Giấc ngủ REM có nghĩ là giấc ngủ có mắt chuyển động nhanh (Rapid Eye Movement), bởi vì mắt của chúng ta sẽ di chuyển xung quanh khi mơ. Khi đang mơ, nhiều khu vực trong não sẽ hoạt động tương ứng với những hành động trong mơ. Có nghĩa khi vào trạng thái REM, não sẽ làm theo mọi thứ mà ta làm trong mơ, còn cơ thể sẽ thải ra một chất khiến toàn thân tê liệt từ cổ xuống chân để ngăn chúng ta không bật dậy và chạy lăng quăng khắp nơi (đối với những ai gặp vấn đề kì lạ khi ngủ, thì có lẽ là do thiếu loại chất này). Đôi khi người ta sẽ tỉnh dậy mà bị bóng đè (sleep paralysis), nghĩa là họ vẫn còn nhận thức song cơ thể lại không thể cử động được, đó là do chất gây liệt kia vẫn chưa mất hết. Đúng là có hơi sợ, nhưng không hề nguy hiểm. Dù sao thì vì ta đã chuyển từ trạng thái liệt sang tỉnh táo, nên cơ thể sẽ mấy một lúc để tự điều chỉnh, vậy thôi.
TL;DR: Hooc-môn trong cơ thể giúp chúng ta ngủ và biến mất khi ta thức dậy.
_____________________
Bài đăng của bạn Axelista trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/495935441316669
[Illustration: Jeannie Phan]