Nếu như tim cũng là cơ bắp, tại sao nó đập mãi mà không mỏi, nhưng tay hoặc chân tôi thì lại mỏi?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/fm2z8x
_____________________
u/siddster (9.7k points – x1 platinum – x1 gold – x2 silvers & 2 more)
Tôi là một nhà sinh lý học tim mạch với rất nhiều kinh nghiệm về thực hành sinh lý.
Cần nói trước vài điều – về căn bản, cơ tim mạch rất khác biệt so với cơ xương. Mặc dù một số protein co thắt của chúng giống nhau, nhưng xét về mặt năng lượng (sản xuất và tiêu thụ năng lượng) thì các tế bào cơ tim rất là khác.
Lý do các tế bào cơ tim chống chọi được mệt mỏi là vì chúng chứa gần gấp đôi số lượng ty thể. Ty thể chính là những nhà máy năng lượng di động cho sự hiếu khí. Chúng ta biết điều này bằng cách nhìn vào lượng citrate synthase (T/N: một loại enzyme có trong hầu hết các tế bào sống), với số lượng rất phù hợp với lượng ty thể.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4121645/…
Trái tim chuyển hoá nhiên liệu rất linh hoạt. Nó tiêu thụ glucose, axit béo tự do, và lactate. Phải, bạn đọc đúng rồi đấy. Nó tiêu thụ lactate (cơ xương cũng vậy). Điều này đặc biệt được nhấn mạnh với những bài tập vận động mạnh. (T/N: Cơ thể khi vận động sẽ tiết ra lactate khiến cơ bắp mệt mỏi. Vì trái tim tiêu thụ lactate, nó không thấy mệt)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2290415
Cuối cùng, đó là vì tế bào cơ tim có mạch máu rất tốt. Và vì chúng có nhiều ty thể hơn, chúng rất giỏi tách ôxi ra và dùng nó cho việc hô hấp hiếu khí. Thực tế, kể cả khi đang nghỉ ngơi, cơ tim cũng lấy đi hầu hết lượng ôxi có thể sử dụng được từ máu, có nghĩa là cách duy nhất để giúp tim vận chuyển ôxi tốt hơn là cải thiện dòng chảy của máu (vì nó không thể cải thiện chuyện tách ôxi ra được).
Đây chỉ là một số khái niệm rộng, nhưng tôi khuyên bạn hãy xem qua một vài văn bản về thực hành sinh lý. Chúng sẽ có ích.
Edit theo nghĩa vụ – Ối giời! Cái cmt này bùng nổ rồi. RIP inbox của tôi.
Cảm ơn vì những lời tử tế. Tôi sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi thường gặp nhất tại đây.
Một câu hỏi thường gặp là – Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay thế hết cơ bắp trong cơ thể bằng cơ tim?
Câu trả lời:
Sẽ có rất nhiều chuyện không hay xảy ra. Tế bào cơ tim giao tiếp với nhau qua một cấu trúc gọi là đĩa xen kẽ (intercalated discs), cho phép tất cả tế bào cơ tim đập đồng bộ với nhau để tạo ra một nhịp đập hiệu quả. Hơn nữa, tế bào cơ tim có thể tự kích thích, tức là chúng hoạt động mà không cần tới dây thần kinh (đây là lý do tại sao một con tim được ghép vẫn đập dù dây thần kinh của nó đã bị cắt – thậm chí đập còn nhanh hơn vì tim cần có dây thần kinh phế vị để kìm nó lại). Đương nhiên, cả hai điều này đều sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ xương vì chúng không phù hợp với những cử động tự nguyện, có mục đích. Đầu tiên, chính vì các sợi cơ trong một đơn vị vận động tách biệt với những đơn vị khác nên chúng ta mới có thể thực hiện những cử động một cách hiệu quả, nếu không thì sự co thắt khởi đầu từ một sợi cơ sẽ nhanh chóng lan qua những sợi cơ khác. Thứ hai, bạn chắc cũng tưởng tượng được sẽ tệ đến thế nào nếu các tế bào cơ xương tự ý co thắt mà không có sự can thiệp của hệ thần kinh. À, còn một thứ nữa: tỉ lệ trao đổi chất của mô tim trên một đơn vị cao hơn gần gấp 35 lần so với cơ xương (440 kcal/kg một ngày so với 13kcal/kg một ngày). Nếu chúng ta thay thế cơ xương bằng cơ tim, năng lượng mỗi ngày mà ta cần sẽ tăng vọt như tên lửa, bởi lẽ cơ xương chiếm một tỉ lệ khá lớn trong trọng lượng/khối lượng cơ thể của ta.
https://nyaspubs.onlinelibrary.wiley.com/…/j.1749-6632.2000…
Một câu hỏi thường gặp nữa, đại loại thế này: Có phải tim chỉ có một số lượng nhịp đập nhất định không, và nếu tôi tập thể dục khiến tim đập nhanh hơn thì tôi có đang vắt cạn sức nó không?
Câu trả lời:
Điều này không đúng, và đừng bỏ việc tập thể dục nhé. Tập thể dục thậm chí còn giúp cho tim bạn nữa (nhất là kiểu tập cardio, còn tập nâng tạ có lợi rất ít cho tim), và đó là một điều tốt (nếu lượng nhịp đập của tim bạn không tăng lên thì mới đáng lo). Đó là bởi vì theo thời gian, bạn sẽ có được một thứ gọi là “eccentric hypertrophy” (T/N: tạm hiểu là việc nội tạng hoặc mô lớn lên do tế bào trong nó tăng lên) khiến cho tim bạn có thể bơm được nhiều máu hơn trong mỗi lần đập (tăng thể tích nhát bóp – stroke volume). Hơn nữa, các bài tập cardio thông thường cũng làm săn chắc dây thần kinh phế vị (là dây thần kinh làm giảm nhịp tim đập của bạn), và điều này, cộng với việc thể tích nhát bóp tăng lên, nghĩa là bạn sẽ có được nhịp độ tim đập khi nghỉ ngơi rất tốt. Nhịp tim đập khi nghỉ ngơi thấp và khả năng hô hấp tim hiệu quả đạt mức VO2 tối đa đều có liên quan đến tỉ lệ bị bệnh về tim thấp hơn và giảm tỉ lệ tử vong nói chung.
https://heart.bmj.com/content/99/12/882
https://www.mayoclinicproceedings.org/…/S0025-6196…/fulltext
_____________________
Bài đăng của bạn Julian Stella trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/597730281137184
[Illustration: Fátima Bravo]
Edited by https://rvnweb.site